Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013
no image

Triệu chứng thoái hóa cột sống – Các biểu hiện thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh thường thấy ở những người lớn tuổi. Bệnh thoái hóa cột sống có khả năng xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên là không cao.
Các dấu hiệu thường gặp của bệnh:
-Gây đau lưng, cứng các khớp ở bả vai, hông, đùi, cổ.
- Bệnh nhân cảm thấy đi bộ, thậm chí là chạy, thực sự tốt hơn so với thời gian dài ngồi hoặc đứng. Bệnh nhân phải thay đổi tư thế thường xuyên để tránh đau mỏi  khi làm việc lâu.
-Một số trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, gây tê bì bàn tay, bàn chân. Nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt.
-Những người mắc bệnh này hầu hết phải chịu sự gia tăng dần mức độ của triệu chứng hoặc lặp lại dai dẳng theo chu kỳ. Đặc biệt nếu người bệnh có công việc thường xuyên cần đến những động tác nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống như bê, vác, nâng, kéo, uốn cong … thì các triệu chứng càng rõ rệt.
Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013
Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng tiểu đường thai nghén ở bà bầu thường không có dấu hiệu hay triệu chứng đáng chú ý. Chính vì vậy các thai phụ cần đi khám làm xét nghiệm đường glucose ở tuần thứ 24 -28 của thai kỳ để sớm nhận biết ra bệnh tiểu đường để có hướng điều trị tốt cho mẹ và an toan cho thai nhi được phát triển bình thường.

Triệu chứng tiểu đường thai nghén không có biểu hiện gì đặc biệt
Nếu bạn có nguy cơ cao về tiểu đường (chẳng hạn, có đường trong nước tiểu) thì bác sĩ có thể chỉ định cho bạn làm xét nghiệm glucose ở ngay lần khám thai đầu tiên (xét nghiệm lại ở tuần 24-28 nếu xét nghiệm đầu là âm tính). Nếu bạn có kết quả xét nghiệm glucose dương tính thì không phải 100% bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Bạn cần có thêm xét nghiệm tiểu đường trước khi khẳng định có bị tiểu đường thai kỳ hay không.

Nhóm thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao

Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường cao nếu:
  • Thừa cân (chỉ số cơ thể BMI vượt quá 30).
  • Từng bị tiểu đường trong lần mang thai trước.
  • Có đường trong nước tiểu.
  • Gia đình có tiền sử tiểu đường.
Bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ sớm hơn, nếu:
  • Bạn từng sinh con thừa cân (quá 4kg).
  • Bị thai lưu không nguyên do.
  • Từng sinh con dị tật.
  • Người mẹ bị cao huyết áp / quá 35 tuổi.
Thai phụ nên chú ý đến việc tăng cân quá nhanh đặc biệt ở quý I của thai kỳ sẽ có nguy cơ rất cao đến chứng tiểu đường thai kỳ.
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
Dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm

Dinh dưỡng và tập luyện cho bệnh nhân thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm

1. Thực hiện thay đổi trong lối sống của bạn sớm theo chiều hướng tích cực
- Bỏ hoặc hạn chế hút thuốc lá, bia rượu... 
- Tập thể dục đều đặn để có cơ thể khỏe mạnh...
- Ngồi làm việc đúng tư thế, không nên ngồi quá lâu một chỗ, ... nên đứng dậy đi lại 5-10 phút sau khi đã ngồi tại chỗ 1-2 tiếng.
                                                   

2. Hạn chế nâng, vác các vật quá sức của mình, không nên đi giày cao gót liên tục, khi ngủ nên nằm trên một tấm đệm cứng

3. Chế độ ăn uống bổ dưỡng, đầy đủ
Nên ăn các thực phẩm chứa nhiều calci như:
- Sữa, các sản phẩm từ sữa - đây là nguồn thực phẩm giàu calci và dễ hấp thu nhất. 
- Các loại rau xanh.
- Các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương.
- Các viên bổ sung calci hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn cung cấp calci cần quan tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.
- Đậu nành không nhiều calci nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng ngừa loãng xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, đậu hũ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.

4. Tập thể dục đều đặn, vừa phải, thường xuyên
Giúp để ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa. Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu, cung cấp chất dinh dưỡng lành mạnh và oxy vào xương. 

5. Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết
Canxi, sắt, kẽm ... giúp đỡ trong việc ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa. Không giống như thuốc men, các chất bổ sung không có tác dụng phụ. Đa sinh tố viên, bổ sung sắt, bổ sung canxi và bổ sung kẽm giúp tăng sức mạnh của xương và ngăn ngừa bệnh thoái hóa xương.
Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013
Phòng tránh bệnh tiểu đường

Phòng tránh bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh rất nguy hiểm và rất dễ mắc phải hiện nay, nhưng nếu biết cách phòng tránh thì chúng ta cũng có thể phòng tránh chúng rất hiệu quả. Sau đây là những bí quyết giúp bạn phòng chống bệnh rất hiệu quả.

1.  Đi bộ nhiều nhất có thể

Đi bộ là một trong những cách rèn luyện sức khỏe rất tốt, vậy nên cho dù không giảm cân được bạn cũng nên tận dụng thời gian để đi bộ nhiều nhất có thể như leo cầu thang, đi dao…Những nhà khoa học đã nghiên cứu ở những người luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày, kết quả là giảm được 80% nguy cơ tiểu đường. Họ cũng phát hiện thấy, những phụ nữ làm việc tới mức đổ mồ hôi nhiều hơn một lần/tuần thì giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 30%.
đi bộ giúp cơ thể sử dụng hoóc môn insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng cường số lượng insulin thụ cảm trên tế bào. Insulin giúp đường huyết di chuyển
tới tế bào. Nơi nó cần đến để phân phối năng lượng và dinh dưỡng.
bên cạnh đó những nhà khoa học khác cũng chứng minh được rằng, ngay cả những người có nồng độ đường huyết cao, luyện tập ở mức trung bình (và thực hiện những thay đổi lối sống khác) đã giảm được 40% khả năng bệnh nặng hơn.

2. Có bạn đời

Gia đình và tình yêu sẽ giúp ta có nhiều động lực hơn, giúp chúng ta luôn khỏe. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Diabetes Care cho thấy, phụ nữ sống độc thân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ có tình yêu hoặc gia đình. Ngoài ra, theo nghiên cứu của tổ chức Annal of Behavioral Medicine thì những người có hôn nhân hạnh phúc có nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn rất nhiều so với những người độc thân hay những gia đình không hạnh phúc. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì nó giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan khác. Khảo sát cũng phát hiện những người độc thân có mối quan hệ xã hội rộng thì nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn so với những người ít quan hệ.
3. Ăn nhiều ngũ cốc

Ăn nhiều ngũ cốc không chỉ giúp bạn có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ. Gạo lứt có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2, nhưng ngũ cốc nguyên hạt (chưa xay bỏ vỏ) như kê, đậu, ngô, lúa mì còn tốt hơn.
4- Giảm cân

Những người béo phì hay thừa cân có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao hơn những người bình thường.
Nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết, ngay cả những người béo phì cũng giảm được 70% nguy cơ phát bệnh tiểu đường nếu họ giảm được 5% trọng lượng cơ thể
5 - Ăn giấm

Một nghiên cứu của Đại học bang Arizona, Mỹ cho biết, những người bị tiểu đường tuýp 2 hoặc những người nguy cơ cao sẽ có nồng độ đường huyết thấp hơn nếu họ ăn khoảng 2 thìa giấm ngay trước bữa ăn giàu carbonhydrate (tinh bột). “Giấm có chứa axit axetic nên có thể khử hoạt tính một số enzyme tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá trình tiêu hóa carbonhydrate”, tiến sỹ Carol Johnson, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết. Thực sự, giấm có tác dụng như thuốc hạ đường huyết Precose đang bán trên thị trường. Nếu như bạn khó ăn giấm thì có thể trộn giấm với salad hoặc cho vào các món ăn. Chúng đều có tác dụng kiềm chế bệnh tiểu đường hiệu quả.

6 - Cà phê

Nếu bạn là người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì bạn nên là người nghiện cà phê. Khi nghiên cứu trên 126 nghìn phụ nữ và đàn ông, các nhà nghiên cứu ở Trường y tế cộng đồng Harvard phát hiện, những người nghiện cà phê, tức uống trung bình khoảng 6 ly mỗi ngày, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn từ 29 đến 54% so với những người ít khi uống. Uống từ 4-5 ly cà phê giảm được 29% nguy cơ, uống 1-3 ly mỗi ngày thì tác dụng giảm đi một chút.
7 - Tăng cường ăn rau hạn chế thịt đỏ

Phụ nữ ăn thịt đỏ (như thịt bò, thị cừu...) 5 lần mỗi tuần có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn 29% so với những người ăn ít hơn mỗi tuần một lần, đó là kết luận của các nhà nghiên cứu ở Bệnh viện phụ sản Brigham, Anh sau khi nghiên cứu ở 37.000 phụ nữ. Nghiên cứu cũng cho biết, ăn thịt đã chế biến sẵn như thịt muối xông khói, xúc xích ít nhất 5 lần mỗi tuần thì nguy cơ tiểu đường tăng 43% so với những người ăn ít hơn mỗi tuần một lần. Thủ phạm gây ra nguy cơ này? Các nhà khoa học nghi đó là cholesterol trong thịt đỏ và những chất phụ gia trong thịt chế biến sẵn.

8- Hạn chế đồ ăn nhanh

Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Minnesota, Mỹ sau khi nghiên cứu trên 3.000 người có độ tuổi 18-30, trong vòng 15 năm đã phát hiện thấy, những người ăn nhiều đồ ăn nhanh dễ mắc bệnh tiểu đường.
Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia này có trọng lượng cơ thể bình thường, nhưng sau khi ăn mỗi tuần 2 lần ăn đồ ăn nhanh thì cơ thể của họ đã nặng hơn 4,5 kg và tỷ lệ kháng insulin cao gấp đôi so với những người ăn ít hơn một lần/tuần. Cần nhắc lại rằng, thừa cân và kháng insulin là hai thủ phạm chính dẫn tới tiểu đường tuýp 2.
Nghiên cứu cũng phát hiện thấy, nhiều món fast-food (chà bông, xúc xích, lạp xường, gà rán, khoai tây chiên, bánh humberger...) có chứa nhiều carbohydrates tinh chế và chất béo không tốt cho sức khỏe, điều này có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường ngay cả khi cân nặng của bạn ổn định. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy hạn chế đồ ăn nhanh tới mức tối đa và nên tự nấu ăn với khẩu phần ăn hợp lý.

9 - Thêm gia vị quế vào món ăn

Các nhà nghiên cứu Đức nghiên cứu ở 65 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và cho họ ăn thực phẩm có chứa 1g bột quế hoặc chất vô hại(placebo) 3 lần mỗi ngày và kéo dài trong vòng 4 tháng. Kết quả là người ăn quế giảm được lượng đường trong máu khoảng 10% trong khi đó chất vô hại chỉ giảm được 4%. Hợp chất trong quế kích thích hoạt động của các enzyme để kích hoạt cơ quan thụ cảm insulin. Ngoài ra, loại gia vị này còn giúp hạ thấp cholesterol, và triglycerides, một loại mỡ máu có thể góp phần tăng nguy cơ tiểu đường.


10 - Thư giãn tâm hồn

Khi bạn căng thẳng, cơ thể của bạn có những hành động rất xuất sắc, đó là điều lý giải tại sao nhiều khi áp lực lại tạo ra đột phá cho cấp dưới. Nhưng thường xuyên căng thẳng sẽ gây ra nhiều vấn đề. Lý do là căng thẳng làm cho tim đập nhanh hơn, hơi thở gấp gáp hơn và dạ dày co thắt lại. Nó cũng khiến nồng độ đường huyết tăng mạnh.
Vậy nên giữ cho tâm hồn thư giãn cũng là một cách hạn chế bệnh tiểu đường.

11 - Có giấc ngủ ngon


Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, thiếu ngủ có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do nó làm ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý glucose - thành phần tế bào sử dụng để làm “nhiên liệu”. Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ thuộc Đại học y Harvard cho thấy, nhóm người khỏe mạnh khi giảm giấc ngủ từ 8 tiếng xuống còn 4 tiếng mỗi tối, quá trình xử lý glucose của cơ thể sẽ chậm lại. Một nghiên cứu khác thì nói rằng, những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn đáng kể so với những người ngủ 7 tiếng mỗi đêm.

12 - Kiểm tra máu
Những người trước khi mắc tiểu đường thường có nồng độ đường huyết hơi cao một chút, nằm trong khoảng 100-125mg/dl, và thường phát triển bệnh trong khoảng 10 năm. Biết được nguy cơ bạn sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống đồng thời thay đổi lối sống và chăm luyện tập sẽ giúp bạn loại bỏ được bệnh. Mọi người từ 45 tuổi trở lên cần đi thử máu. Những người trẻ hơn có nguy cơ mắc bệnh khi thừa cân, tiền sử gia đình cũng như khi cholesterol cao và huyết áp cao. Bạn cần đến gặp bác sĩ. Nếu kết quả bình thường, nên kiểm tra lại trong vòng 3 năm, nếu bạn bị tiền tiểu đường, đường huyết nên được kiểm tra lại trong vòng 1-2 năm.
Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013
Những điều cần biết về bệnh gai cột sống

Những điều cần biết về bệnh gai cột sống

Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp.
Bệnh gai cột sống thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.
Tìm hiểu về cột sống: 
Cột sống là trụ cột của toàn thân, bao gồm 33 đốt sống. Cột sống được chia thành từng đoạn dựa trên cơ sở cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý bao gồm:
Đoạn cổ: 7 đốt sống
Đoạn thắt lưng: 5 đốt
Đoạn cùng: 5 đốt
Đoạn cụt: 4 đốt, cột sống tạo thành khung để bảo vệ tủy sống và các rễ thần kinh phía sau


Gai cột sống không khó chữa nhưng cần phải đúng phương pháp

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh gai cột sống?

Có ít nhất 3 nguyên nhân để giải thích sự hiện diện của gai cột sống:
1. Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Ví dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người quá ký tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.


Điều trị gai cột sống cần phải đúng phương pháp

2. Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn.
- Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
- Lâu ngày, canxi sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương gọi là gai cột sống.
- Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.


Gai cột sống lưng và cổ dễ dẫn đến nhiều biến chứng bệnh khác

3. Gai là một diễn tiến của sự hóa già. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.

Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) …là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn.


Một số dấu hiệu gai cột sống

Các triệu chứng của bệnh gai cột sống

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau.
Một số dấu hiệu gai cột sống: 
- Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
- Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng, đau dọc xuống hai chân.
- Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
Tuy nhiên ngoài gai cột sống, các dấu hiệu đau như vừa kể cũng thấy trong bệnh rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Do đó chụp hình X-quang là phương thức rõ ràng để phân biệt gai cột sống với các bệnh vừa kể.     

Cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống xuất hiện

Các biện pháp phòng ngừa bệnh gai cột sống:

- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi.
- Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.
- Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. 
- Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.
- Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ.
- Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.


Một số phương pháp điều trị gai cột sống hiệu quả

Điều trị gai cột sống:

Những phương pháp điều trị gai cột sống cơ bản sau:

1. Dùng thuốc
 - Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.
- Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc
+ Thuốc giảm đau thường dùng cho đau cấp tính như paracetamol, celecoxib, melocicam
+ Thuốc giãn cơ như eperison
+ Vitamin B1, B6, B12

2. Phẫu thuật cắt bỏ gai
- Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại.
- Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật

3. Vật lý trị liệu & Lưu ý trong sinh hoạt
Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.
+ Nghỉ ngơi 10 -15 ngày
+ Không làm việc nặng
+ Hạn chế đi lại
+ Nằm ngửa gối thấp
+ Không nằm võng, ghế bố, nệm mềm
+ Ngửa cổ hoặc kéo cổ
+ Kéo dãn cột sống thắt lưng
+ Khi đỡ đau có thể tập thể dục, thể thao nhẹ: như tập thể dục tại chỗ, bơi, đi bộ

4. Kết hợp vật lý và thuốc trị liệu (phương pháp trị gai cột sống hiệu quả nhất)
Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013
Cách phòng chống bệnh tiểu đường

Cách phòng chống bệnh tiểu đường

Hiện nay, bệnh tiểu đường chiếm tỉ lệ cao trên thế giới, nghiêm trọng trong xã hội hiện nay được biệt là bệnh tiểu đường type2. Bệnh có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm hơn đối với mỗi chúng ta. Mặc dù căn bệnh này rất phổ biến nhưng chúng ta nên biết rằng nó hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học.
Sau đây là một số phương pháp giúp bạn phòng tránh bệnh tiểu đường:
1. Giảm cân
Giảm trọng lượng cơ thể là cách đơn giản nhất để đưa bạn ra khỏi vòng nguy hiểm của cănbệnh tiểu đường. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao nhất mắc căn bệnh này. Theo các bác sĩ, ngay cả đối với bệnh tiểu đường type 2, chúng ta cũng có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm cân. Điều quan trọng là bạn kiểm soát được lượng calo bổ sung vào cơ thể mỗi ngày và chăm chỉ tập luyện thể thao đều đặn.
2. Ăn nhiều rau xanh
Nếu bạn thường ăn sáng với những đồ ăn nhiều dầu mỡ như bánh mì bơ, phomat bơ, khoai tây chiên… hãy đổi vị bằng món salad mỗi sáng. Bổ sung nhiều rau xanh thường xuyên là cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh tiểu đường. Đây cũng là cách hữu hiệu để giảm thiểu cân nặng, giữ lượng đường trong máu được ổn định.
3. Hạn chế đi xe
Chúng tôi không muốn nói là bạn không được đi xe nữa nhưng hãy hạn chế việc phụ thuộc vào xe quá nhiều mà không vận động bằng cách đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày. Hãy tận dụng mọi lúc mọi nơi để đi bộ như tránh đi thang máy mà thay vào đó hãy đi thang bộ hoặc để xe ở một nơi xa chỗ làm và đi bộ đến đó… Bên cạch việc cắt giảm calo thì tập luyện cũng có thể giúp bạn giảm cân và sử dụng insulin trong cơ thể hiệu quả hơn.


Chăm vận động có thể hạn chế được bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)
4. Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt
Ăn một số loại ngũ cốc nguyên hạt cũng giúp ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu chúng ta. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đột quỵ, huyết áp cao, thậm chí là chống ung thư vú.
5. Làm bạn với cà phê
Bạn có thể không tin nhưng cà phê  lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường rất tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Chúng ta nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
6. Bỏ qua thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn nên hạn chế loại đồ ăn này bất cứ lúc nào có thể.
7. Khám bệnh thường xuyên
Cách phòng và chữa trị bệnh dễ dàng nhất là khám bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Bạn cần phải biết lượng đường trong máu bạn như thế nào, đặc biệt là trong gia đình bạn đã có người bị tiểu đường. Hãy xét nghiệm máu định kỳ và làm theo những lời khuyên của bác sĩ để phòng bệnh tốt nhất.
8. Không uống rượu bia
Uống rượu quá nhiều gây ra chứng bệnh mỡ trong máu cao, chủ yếu cải biến thành triacylglyceride và protein mật độ thấp trong máu. Về mặt lâm sàng chứng minh được, người uống rượu không chỉ làm cho mỡ máu tăng cao mà còn duy trì trong thời gian dài. Đối với những bệnh nhân điều trị bằng insulin uống rượu khi đói bụng dễ gây ra đường máu thấp
9. Gia tăng hoạt động thể lực
- Chơi thể thao hơn 30 phút trong hầu hết các ngày
- Tập thể dục khoảng 1giờ/ngày trong hầu hết các ngày
- Năng động trong mọi hoạt động, bước khoảng từ 5.000-10.000 bước chân/ngày.
- Tránh ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc, nên nghỉ ngơi 5 phút sau 1 tiếng làm việc
- Đối với phụ nữ, nên hạn chế việc làm vào ban đêm.
10. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Ăn đa dạng: nên ăn trên 20 loại thực phẩm mỗi ngày bằng cách ăn các món ăn hỗn hợp, có nhiều món trong một bữa ăn, và món ăn nên thay đổi trong ngày, giữa các ngày, theo mùa…
Nên hạn chế ăn những thức ăn cung cấp năng lượng rỗng như đường, nước ngọt, kẹo…
- Ăn chừng mực: không ăn bữa nào quá no hay quá đói, không ăn thứ gì quá nhiều.
- Ăn thức ăn nguyên vẹn, gần với thiên nhiên để ít bị mất đi các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Dùng dầu thực vật thay cho mỡ động vật, lượng bột đường vừa đủ theo nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh dư thừa sẽ dễ làm tăng cân.
- Nên ăn các loại thịt nạc bỏ da, ăn cá nhiều hơn thịt. Ăn thêm các loại đạm thực vật như đậu hũ, các loại đậu khác.
- Nên hạn chế mặn, nếu có cao huyết áp chỉ dùng <1/2 muỗng cà phê muối/ ngày kể cả nêm nếm trong thức ăn.
- Uống sữa để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013
no image

Dấu hiệu bị tiểu đường khi mang thai

Bệnh tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro  phát triểnthànhbệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ  đã từng mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở khoảng 5% phụ nữ mang thai và ở các phụ nữ này thì:
  • Chuyển sang bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 5-10 năm sau khi sinh.
  • 10-50% phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ phát triểnthành bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Sau khi sinh, lượng đường trong máu của người mẹ sẽ ổn định.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.
Trong suốt quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ. Đây có thể được coi như là “kháng insulin”. Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Nhưng trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát, do đó, phải cần hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc là làm cả hai động tác đó.

Ai dễ mắc bệnh?

  • Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philiipines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.
  • Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

Khi nào thì bệnh tiểu đường thai kỳ được phát hiện?

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 – 28, mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng  năng lượng. Tình huống lý tưởng là khi việc sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường đang cần được gia tăng. Nhưng không phải thai phụ nào nào cũng đạt được trạng thái lý tưởng này.

Chẩn đoán như thế nào?

Quá trình kiểm tra sàng lọc được yêu cầu theo sự hướng dẫn của bác sĩ trong tuần mang thai thứ 26-28.
Công cụ để chẩn đoán thông thường là kiểm tra lượng đường, GCT, hay phương pháp kiểm tra mức độ dung nạp đường glucose, OGTT. Xét nghiệm mẫu máu để kiểm tra lượng đường glucose và sau một tiếng đồng hồ tiếp theo sẽ xét nghiệm lại mẫu máu sau khi uống nước có nhiều đường.
Dựa vào kết quả kiểm tra đầu tiên, để xác nhận lại chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ có thể phải cần có thêm xét nghiệm mức độ dung nạp đường glucose (OGTT) trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Xét nghiệm mẫu máu cơ bản sau mẫu máu chuẩn 1 hoặc 2 giờ đồng hồ sau khi cho bệnh nhân uống dung dịch đường glucose. Phương pháp đơn giản hơn là có thể qua việc kiểm tra lượng đường từ nước tiểu. Một trong những xét nghiệm trong mỗi lần khám thai là kiểm tra lượng đường bằng que thử.
Lượng đường huyết được đo bằng millimoles trên một lít máu. Lượng đường huyết (BSL) bình thường là ở mức 4-6mmol/L. Hai tiếng sau khi ăn, trung bình sẽ đo được là 4-7mmol/L. Lý tưởng nhất là lượng đường huyết được giữ ở mức bình thường nếu được, nhưng mỗi cá thể đều có mức “chấp nhận được” riêng.

Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:
  • Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
  • Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
  • Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
  • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợpso với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.
Phụ nữ mang thai bi bệnh tiểu đường thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường khôngphù hợp.

Bệnh ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Nếu không kiểm soát, lượng đường glucose thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Do phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thaiđến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi. Bé của các bà mẹ bị bệnh tiểu đường có thể nặng đến 4kg khi sinh. Đó là lý do khi bé mới sinh màcó cân quá nặng thìbác sĩ phải nghi ngờ đến bệnh tiểu đường thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.
Để phòng các vấn đề sức khoẻ có thể xảy ra cho bé, các bác sĩ phải theo dõi bệnh tiểu đường và điều trị để kiểm soát lượng đường huyết. Thông thường lượng đường trong máu của mẹ sẽ tăng cao hơn trước khi sinh con.
Con của các bà mẹ bị tiểu đường không bị bệnh tiểu đường. Thông thường, khi được “cho ăn” thì lượng đường huyết tự cân đối và bé không bị ảnh hưởng xấu.Mối lo ngại lớn nhất là trong 4-6 tiếng đồng đồ sau khi sinh là bé dễ bị chứng hypoglycaemia (hiện tượng giảm đường huyết). Do đó, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm sau khi sinh cho đến khi lượng đường huyết (BSL) được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

Bạn cần giám sát lượng đường trong cơ thể với thiết bị kiểm tra máu gọi là máy đo đường huyết. Bạn có thể mượn, thuê hoặc mua ở các bệnh viện và nhà thuốc lớn. Vài nhà thuốc chuyên cho thuê hoặc bán các dụng cụ y khoa cho bệnh tiểu đường.
Các chuyên gia về bệnh tiểu đường sẽ giải thích về những vấn đề có liên quan đến việc xét nghiệm lượng đường huyết. Hãy ghi lại và đưa cho bác sĩ các kết quả lượng đường huyết khi đi khám bệnh. Lượng insulin sẽ phụ thuộc vào lượng đường huyết và trong giai đoạn đầu điều trị sẽ rất cần thông tin này để điểu chỉnh lại liều lượng cần thiết.
Bạn có thể cần được các chuyên gia hướng dẫn bạn về việc ăn kiêng, những món bạn được ăn và không được ăn. Thông thường các hướng dẫn về ăn uống sẽ gồm:
  • Ăn 3 bữa trong ngày và một buổi tối nhẹ. Bạn có thể dùng trà và bánh vào buổi sáng và chiều.
  • Dùng các món ăn ít chất béo và nhiều chất xơ.
  • Chế độ ăn cân bằng cung cấp đủ chất dinh dưỡng gồm thức ăn giàu chất canxi và chất sắt.
  • Kiểm soát lượng đường và tránh ăn đồ ngọt.
  • Ăn các loại thức ăn đa dạng và nhiều nguồn khác nhau để tránh bị biếng ăn.

Những quy tắc điều trị thông thường:

Duy trì các hoạt động thể chất. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng.
Tiêm insulin. Đây là việc điều trị áp dụng khi không thể kiểm soát được mức đường máu thông qua chế độ ăn và vận động. Tiêm insulin có thể được sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai bởi nội tiết tố này không truyền qua nhau từ mẹ sang con.
Vôi hóa cột sống và chứng đau lưng

Vôi hóa cột sống và chứng đau lưng

Đa số người trên 40 tuổi thường có những chồi xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể trong khi chẩn đoán một bệnh nào khác. Tuy nhiên, 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới đau cổ, lưng, lan ra tứ chi, yếu bàn tay bàn chân. Chữ Gai cũng không chính xác vì chồi xương trơn tru, dài vài mi li mét và là phần nhô ra của xương. 



Nguyên nhân: Có ít nhất 3 nguyên nhân để giải thích sự hiện diện của gai cột sống:
1- Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Thí dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.
2- Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn
- Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
- Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương.
- Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.
3- Gai là một diễn tiến của sự lão hóa. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.
Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn. Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống. 
Dấu hiệu
Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau. Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này. Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.
Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Cần phân biệt Gai cột sống với Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm.  

Biến chứng
Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân.  
Điều trị
Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Bệnh nhân tìm tới bác sĩ khi các cơn đau và các khó khăn khi cử động khiến cho họ phải giới hạn các hoạt động bình thường và ảnh hưởng tới nếp sống.Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.
-   Với nguyên nhân, việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp là điều cần làm.
-   Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen. 
Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp. Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ.  
Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác.Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại. Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật. Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai. 

Kết luận: Một trong nhiều nguyên nhân chính gây ra gai cột sống là thoái hóa viêm xương khớp. Ta có thể tránh viêm xương khớp bằng cách thường xuyên vận động cơ thể để xương khớp, cơ bắp bền mạnh hơn; giảm cân nếu mập phì; tránh các chấn thương lên xương khớp và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. 
Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013
Nguyên nhân và cách điều trị bệnh gai cột sống

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh gai cột sống

Trả lời:
Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương đốt sống, đĩa sụn hoặc dây chằng quanh khớp. Có 3 nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này: viêm khớp cột sống mạn tính, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng hoặc gân tiếp xúc với đốt sống, cuối cùng là tiền sử bị chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống.
Chiều dài của các gai không lớn và chỉ mọc ở mặt trước, hoặc mặt bên của cột sống, ít khi mọc ở phía sau, việc chèn ép của gai lên các bộ phận khác không nhiều, vì thế, đa phần những người bị gai đôi cột sống sẽ không gặp trở ngại trong sinh hoạt và việc phẫu thuật cắt bỏ gai là không cần thiết. Phẫu thuật gai đôi cột sống chỉ được chỉ định trong các trường hợp gai quá lớn làm hẹp ống tủy hoặc chèn rễ thần kinh cột sống. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng không thể triệt tiêu bệnh hoàn toàn, bởi vì gai có thể mọc lại.
Đối với bệnh gai cột sống, phương pháp điều thích hợp nhất vẫn là châm cứu, vật lý trị liệu, tác động cột sống để tăng sự vận động các cơ khớp… Cùng với phương pháp trên, người bệnh nên chăm chỉ tập TDTT như đi bộ, bơi lội aerobic, yoga; tránh lực mạnh tác động lên cột sống và bổ sung thực phẩm giàu canxi.

Gai cột sống là bệnh gì?
Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Đó chính là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự lắng đọng can-xi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống. Gai cột sống hay gặp ở nam và tăng theo độ tuổi.
Gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động của xương, đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau. Nhìn chung, bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống, nhưng thông thường khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất. Các thuật ngữ như gai đốt sống cổ (Cervical Spondylosis), gai đốt sống ngực (Thoratic Spondylosis) và gai đốt sống thắt lưng (Lumbar Spondylosis) được sử dụng tương ứng với khu vực mắc phải.
Vị trí thường mọc gai là mặt trước và bên của cột sống, hiếm khi mọc ở phía sau nên ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Gai cột sống khiến người bệnh rất khó chịu, nhất là cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ do gai tiếp xúc với dây thần kinh, các xương đốt sống khi cử động, đau lan xuống cánh tay, tê chân tay, đôi khi làm giới hạn vận động.
Tại sao lại bị gai cột sống?
Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống bắt nguồn từ phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống, khi nó gặp vấn đề. Xương sống lưng và cổ là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các động tác đi đứng, khiêng nặng, cúi lên cúi xưống. Nó có xu hướng bị thoái hóa theo tuổi tác. Khi đó, phần bao xơ này bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi. Kết quả là các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau và bắt đầu mòn dần do ma sát. Theo đó hình thành các gai xương, gây đau và cản trở cử động của khớp.
Các đốt xương sống tiếp giáp với nhau bằng những khớp xương nhỏ ở hai bên phía sau đốt sống. Lúc khớp xương bị thoái hoá, mât sụn bọc các đầu xương ở trong khớp bị hư hại, mòn và tróc ra, làm lộ xương ở dưới sụn. Khớp xương bị viêm (sưng và đau) lúc đứng, ngồi và cả lúc đi. Vì khớp cột sống bị viêm, các đĩa đệm giữa các đốt sống cũng bị hư hại, cột sống không còn vững chắc như trước. Do đó, cột sống tìm cách tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương hay gai xương bao quanh những khớp xương sống lưng đó. Đồng thời, thân đốt xương sống mọc ra những nhánh tương tự.
Ngoài ra khi tuổi tác càng cao, thì tình trạng viêm khớp và chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau đốt sống. Ngoài ra còn có thể có tác hại do tai nạn, chấn thương, béo phì cũng như tác dụng do yếu tố di truyền (có những người mang gien có tác dụng làm cho đĩa đệm của họ yếu hơn bình thường).
Theo một số thống kê thì có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:
  • Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.
  • Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi, đó là sự lắng đọng canxi dưới dạngcalcipyrophosphat. Sự thoái hóa cột sống có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.
  • Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by