Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012
Đau lưng ở bà bầu tháng thứ 6

Đau lưng ở bà bầu tháng thứ 6

Phụ nữ có thai thường phải trải qua cảm giác đau lưng, nhất là vào khoảng 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kì, trong số đó phải kể đau lưng ở bà bầu tháng thứ 6



Những nguyên nhân dẫn đến đau lưng ở bà bầu tháng thứ 6:

Những cơn đau lưng thường hành hạ bà bầu đặc biệt là vào những tháng cuối thai kì khi mà thai nhi ngày càng phát triển và cơ thể bạn phải chịu một sức nặng có xu hướng kéo xuống dưới.

Có thể kể đến một vài nguyên nhân như:

- Sự tăng lên của hormone chuẩn bị cho cơ thể bạn sinh em bé. Những hormone, estrogen, progesterone buông lỏng dây chằng, gân, cơ và  khiến cho chúng ở mức đàn hồi lớn hơn.

- Trọng lượng của bé có xu hướng kéo các dây chằng và các cơ xuống nhưng cơ thể bạn lại có xu hướng hướng thẳng lưng. Chính vì thế mà việc đau lưng tất nhiên sẽ diễn ra với sự “đôi co” của hai bên.

- Ngồi sai tư thế: Đa số các bà bầu ưa chuộng cách ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể. Kết quả, kiều ngồi này sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau

- Các cơ vùng bụng bị yếu đi: Các cơ vùng bụng trở nên “yếu ớt” và bị giãn mạnh do tác động từ sự phát triển của thai, khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau lưng ở bà bầu. Một số bà bầu trong lần mang thai thứ hai thường cảm nhận thấy sự lỏng lẻo của các cơ vùng bụng. Đó là vì các cơ này đã bị mềm đi ở lần mang thai đầu tiên.

- Ngồi làm việc hoặc đọc sách báo quá lâu, mang vác vật nặng... cũng là một nguyên nhân gây nên chứng đau lưng ở bà bầu tháng thứ 6. 

Một vài cách giúp hạn chế đau lưng ở bà bầu tháng thứ 6:

1. Nói không với giày cao gót: Khi đi giày cao gót, bạn dễ bị tai nạn như ngã, trượt chân do mất cân bằng, thiếu điểm tựa, mỏi mệt, đổ dồn gánh nặng lên cơ và sống lưng…
2. Tránh mang vác các vật nặng.
3. Tránh gập người về trước; nếu bạn cần nhặt thứ gì lên, hãy khuỵu gối để ngồi xuống
4. Nâng đỡ bụng với một chiếc gối khi nằm để trọng lực không đè lên vùng lưng dưới của bạn
5. Nằm nghiêng một bên: Mẹ bầu thường được khuyên là nên nằm nghiêng về bên trái. Ngoài ra, bạn có thể dùng một chiếc gối để kê ở khuỷu chân hoặc sử dụng gối ôm dành riêng cho mẹ bầu
6. Massage: Các động tác massage dành cho lưng giúp lưng bà bầu thư giãn hơn
7. Chườm nóng hoặc chườm lạnh ở vùng bạn cảm thấy đau nhức
8. Nếu bạn quá đau, hãy nhờ bác sĩ sản khoa giới thiệu cho bạn một chuyên gia vật lý trị liệu
9. Luyện tập thể dục đều đặn: như yoga hay đi bộ.

Những phương pháp mà chúng tôi giới thiệu trên đây chắc chắn là những cách thức điều trị đau lưng tốt nhất giúp các bạn tránh xa những cơn đau lưng ở bà bầu tháng thứ 6. Hãy làm thử và cảm nhận hiệu quả nhé.
Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012
no image

Tiểu đường khi mang thai

Tiểu đường khi mang thai hay còn gọi tiểu đường thai kỳ đây là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sẽ hết sau khi sinh. Mặc dù tiểu đường khi mang thai không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người mẹ nhưng nếu người mẹ không kiểm soát tốt được đường huyết của mình thì nguy cơ gặp phải biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sự an toàn của thai nhi và người mẹ sau này dễ chuyển thành tiểu đường tuýp 2 thực sự.

Tiểu đường khi mang thai
Chế độ ăn uống được tẩm bổ quá mức cũng có thể là nguyên nhân làm tăng số chị em bị tiểu đường khi mang thai.

Nguyên nhân nào dẫn tới tiểu đường khi mang thai

Tiểu đường khi mang thai là hiện tượng lượng đường trong máu tăng lên trong quá trình mang thai dù trước đó thai phụ hoàn toàn bình thường.
Hormon insulin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và tích trữ đường khi cơ thể chưa sử dụng hết. Tuy nhiên, khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để thực hiện điều này sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng lên.
Tiểu đường khi mang thai thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ - thời kỳ thai nhi phát triển rất nhanh. Và bất kỳ phụ nữ nào cũng đều có thể mắc bệnh này dù trước đó chưa từng thấy nguy cơ.
Mặc dù, tiểu đường thai kỳ có thể tự biến mất sau khi sinh nhưng sẽ để lại những hậu quả về sau đối đối với cả bạn và em bé.

Những nguy cơ bị tiểu đường khi mang thai

Tiểu đường khi mang thai thường đi kèm với các triệu chứng cao huyết áp, bệnh tim mạch, làm suy giảm sức đề kháng, từ đó dẫn đến tình trạng bội nhiễm hay vết thương khó lành. Các trường hợp tiểu đường thai kỳ không điều trị ổn định có tần suất thai nhi chết lưu hay chết ngay sau sinh cao gấp 2-4 lần các thai phụ bình thường. Ngoài ra những thai phụ bị mắc đái tháo đường nguy cơ tổn thương võng mạc có khuynh hướng nặng thêm và có thể gây xuất huyết võng mạc khi sinh. Nếu thai phụ có sẵn bệnh thận mạn tính thì thường tình trạng suy thận sẽ gia tăng nếu bị tiểu đường thai kỳ.
Trong khi đó, thai nhi có đường huyết cao dễ bị sinh non, dị tật, thai to hoặc chậm tăng trưởng trong tử cung so với tuổi thai bình thường, thai chết lưu… Em bé sinh ra gặp rối loạn chuyển hóa như đa hồng cầu, vàng da kéo dài, hạ can xi máu, hạ đường huyết sơ sinh, dễ bị suy hô hấp, dễ nhiễm trùng hơn so với các bé khác. Tần suất các bé dị tật bẩm sinh được sinh ra từ những thai phụ bị đái tháo đường cao gấp 8 lần bình thường; các dị tật tim mạch cao gấp 18 lần và dị tật hệ thần kinh cao gấp 16 lần.

Cách hạn chế và phòng tránh tiểu đường khi mang thai

-    Cần có chế độ ăn uống hợp lý (ăn nhiều rau, chất xơ, hạn chế tinh bột, đường) với sự tư vấn của bác sĩ. Tránh ăn vặt, nên chia nhỏ các bữa ăn thành 6-8 bữa trong ngày dể duy trì lượng đường ổn định.
-    Cần khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm nhằm phát hiện sớm đái tháo đường (nếu có).
-    Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu
-    Tập một số những bài tập phù hợp với thể trạng của cơ thể để hệ vận động hoạt động tốt hơn. Các bài tập tốt nhất là đi bộ, chạy bộ, yoga,…
-    Kiểm soát cân nặng của cơ thể và thai nhi. Dù bị đái tháo đường thai kỳ bạn cũng không nên ép cơ thể giảm cân vì nó ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Vì thế hãy điều chỉnh chế độ ăn uống để có được cân nặng ổn định và điều trị đái tháo đường theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-    Nếu bị mắc đái tháo đường thai kỳ thì sau khi sinh bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn để đảm bảo sức khỏe
-    Trong trường hợp cần thiết bạn cần tiêm bổ sung insulin. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để đàm bảo an toàn cho cả bạn và thai nhi.
Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012
Tiểu đường nên kiêng ăn gì

Tiểu đường nên kiêng ăn gì

Dinh dưỡng và nguồn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường, tác động trực tiếp đến việc tăng giảm đường huyết trong máu. Vậy người tiểu đường nên kiêng ăn gì để luôn kiểm soát tốt đường huyết của mình và phòng ngừa biến chứng.

Điều trị bệnh tiểu đường là một quá trình lâu dài và phải kiên trì. Vì nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, có hại cho cơ thể. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp là: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa mạch máu, đục thủy tinh thể, mù mắt, nhiễm trùng da, bàn chân, đường tiểu...
Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng với người bị tiểu đường. Ăn uống như thế nào để có thể kiểm soát lượng đường trong máu, để lượng đường trong máu không quá cao sau khi ăn là điều rất quan trọng và cần thiết.

Tiểu đường nên kiêng ăn gì

- Người bị bệnh tiểu đường không được bỏ bữa, ăn đều và ít, vừa phải trong mỗi bữa ăn. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
- Tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm có đường hấp thu nhanh, như: bánh kẹo, nước ngọt, bánh gato, mứt… và hạn chế ăn các loại thức ăn giàu tinh bột như cơm, mì, cháo…
- Hạn chế ăn các loại nội tạng và da động vật. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn cá hơn là ăn thịt, ăn cá nạc, ít mỡ.
- Hạn chế ăn nhiều muối, người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhạt. Không ăn các loại đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn, như: đồ hộp, khoai tây chiên, gà rán, pate, giò chả, lạp xưởng…
- Người tiểu đường nên kiêng hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao vì khi ăn những thực phẩm này sẽ làm cho đường huyết trong máu tăng nhanh sẽ rất nguy hiểm.

Ngoài chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường thì người bệnh cần có chế độ vận động hợp lý: Tập thể dục có tác dụng tốt cho tim mạch, khiến kiểm soát dễ dàng lượng đường trong máu hơn. Người bị tiểu đường có thể lựa chọn các môn thể thao sau: chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội… mỗi tuần tập ít nhất 4-5 giờ, nửa giờ cho mỗi lần luyện tập. Tránh những bài tập cần cường độ mạnh, sức chịu đựng cao như: tập tạ, hít đất vì huyết áp sẽ dễ bị tăng nhanh.
Tin vui cho bệnh nhân tiểu đường: Với bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường của Nhà Thuốc An Dược sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường type 2 khỏi hoàn toàn và cắt giảm liệu dùng insulin, khôi phục tuyến tụy hoạt động trở lại bình thường cho các bệnh nhân tiểu đường type 1.
Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012
Đau lưng khi mang bầu 3 tháng đầu

Đau lưng khi mang bầu 3 tháng đầu

Đau lưng là triệu chứng thường thấy ở phụ nữ trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức về nguyên nhân và cách phòng, điều trị bệnh đau lưng khi mang bầu 3 tháng đầu.



Nguyên nhân đau lưng khi mang bầu 3 tháng đầu:

- Tăng cân: trong 3 tháng đầu chị em sẽ tăng cân nhẹ, tuy nhiên chính trọng lượng này sẽ tăng áp lực chèn ép cột sống và gây đau lưng dưới. Trọng lượng của em bé đang lớn trong tử cùng khiến chèn ép các mạch máu và dây thần kinh trong xương chậu.

- Đau lưng do thay đổi tư thế: Mang thai làm thai đổi trọng lực cả cơ thể. Kết quả là người phụ nữ dần thay đổi tư thế và dáng đi của mình.

- Đau lưng do thay đổi nội tiết tố: Trong khi mang thai, cơ thể sản sinh ra một hormone gọi là relaxin có phép các dây chằng ở vùng xương chậu thư giãn và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Các hormone này cũng gây ra sự bất ổn và đau.

- Đau lưng do căng thẳng: Những căng thẳng cảm xúc có thể gây đau lưng khi mang thai. Nó làm căng cơ lưng.
- Đau lưng do làm việc sai tư thế như ngồi lâu 1 chỗ, đứng lên ngồi xuống không đúng dẫn đến đau lưng 

Cách phòng và điều trị đau lưng khi mang bầu 3 tháng đầu:

1. Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi.

2. Không nên dùng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc chống mệt mỏi mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

3. Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lộ...)

4. Không ăn nhiều nhưng ăn đủ: giảm bớt việc tăng khối lượng không cần thiết.


Đau lưng khi mang bầu 3 tháng đầu

5. Khi đứng phải giữ lưng thẳng để tránh mỏi lưng, ngồi thẳng theo lưng ghế, nên tập tư thế ngồi xếp bằng thẳng lưng và cuối cùng là không nên mang các loại giày cao gót.

6. Hãy cẩn thận khi nâng vật gì đó: Khi nâng một vật nhỏ, ngồi xổm xuống và nâng cơ thể với cả hai chân. Đừng cúi xuống, gập eo hoặc lưng của bạn. Ngoài ra, không nhấc các vật nặng. Không có gì là sai khi bạn nhờ người khác nâng hộ vật gì đó.

7. Nằm ngủ nghiêng sang bên phải hoặc bên trái: Không ngủ bằng tư thế nằm ngửa. Xoay cơ thể bạn sang một bên, bên trái hoặc bên phải. Một hoặc cả hai đầu gối co lại. Đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối của bạn cũng giúp bạn có thể nằm dễ chịu, có thể thêm một chiếc gối mỏng đặt dưới bụng.

8. Đến bác sĩ ngay để theo dõi đúng lúc nếu cơn đau lưng lan rộng khắp vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân, và đôi khi đến cả bàn chân; hoặc đau kéo dài.

Trên đây là những thông tin rất bổ ích cho các mẹ bị đau lưng khi mang bầu 3 tháng đầu, hi vọng rằng với những phương pháp điều trị như trên chị em sẽ khỏe mạnh và tránh được chứng bệnh đau lưng phiền toái này.
Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012
Cây thuốc trị tiểu đường tuýp 2

Cây thuốc trị tiểu đường tuýp 2

Trong Đông y bệnh tiểu đường thuộc phạm trù chứng bệnh tiểu khát. Theo thống kê hàng năm có rất nhiều người mắc và chết vì căn bệnh này, cứ 10 người mắc tiểu đường thì có tới 9 người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 ( Tiểu đường tuýp 2 chiếm tới 90% ). Để chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 2 trong Đông y dùng một số bài thuốc, các loại thảo dược, cây thuốc nam có tác dụng điều trị tiểu đường tuýp 2 rất tốt. Dưới đây là một số cây thuốc trị tiểu đường tuýp 2 mọi người có thể tham khảo.

Bí đỏ là vị thuốc trị tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường, đó là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat trong cơ thể khi hoocmon insulin của tuyến tụy thiếu. Bệnh tiểu đường biểu hiện ở các triệu chứng như: chỉ số đường huyết tăng, mỡ trong máu cao, vết thương khó lành…
Bệnh tiểu đường tuýp 2 thuộc dạng tiểu đường phát sinh khi cơ thể không sử dụng được insulin hay cơ thể kháng lại insulin làm cho insulin mất tác dụng. Để trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bạn có thể dùng các bài thuốc sau để áp dụng.
Nhân sâm: Trong tổng glycosit Nhân sâm có ginsenin – có tác dụng giảm đường. Liều lượng lớn (100mg/kg) có tác dụng rõ rệt, khi ngừng thuốc còn duy trì hiệu quả được thêm 1 – 2 tuần.
Khổ qua: Chất lấy ra từ Khổ qua có tác dụng tương tự như insulin.
Phiên thạch lựu: Thành phần giảm đường của lá là Flavon glycosit. Ngoài tác dụng giảm đường còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ.
Hạt quả vải: Giảm đường huyết và giảm mạnh hàm lượng glucogen.
Sơn dược: Mỗi ngày uống 250g nước thuốc sắc, uống lâu dài có công hiệu giảm đường.
Râu ngô: Uống 50g nước râu Ngô có thể giảm triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Hoàng kỳ:  Dùng trị bệnh tiêu khát.
Câu kỳ tử: Có thể làm thành rau ăn mỗi ngày có thể dùng 6 – 12g.Trong quả có betain, axit ascorbic, axit nicotianic. Câu kỷ tử có tác  dụng làm hạ đường huyết. Có thể ngâm rượu dùng làm thuốc hạ đường huyết. Cách ngâm như sau: Khởi tử 600g; Rượu 2 lít (rượu 35 – 40o). Giã nhỏ Khơi tử, cho rượu vào ngâm 2 tuần trở lên sau đó lọc lấy rượu để uống; ngày uống 1 – 2 chén con.
Bột Bí đỏ: Mỗi ngày dùng 30g, dùng trong 1 – 3 tháng; dùng càng lâu càng có hiệu quả tốt.
Con lươn: Bệnh nhân tiểu đường mỗi ngày nên ăn 60 – 90 g lươn, ăn trong 3 – 4 tuần, đường huyết, đường niệu giảm.
Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012
Chữa đau lưng sau sinh

Chữa đau lưng sau sinh

Sinh nở là một việc vô cùng quan trọng và khó khăn với phụ nữ, nếu những đau đớn và mệt mỏi ấy lại đan xen với đau lưng thì thật không dễ chịu chút nào. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn cách chữa đau lưng sau sinh

Người ta thấy khoảng 50% thai phụ bị đau lưng. Chứng đau lưng vẫn còn sau khi sinh chiếm khoảng 10%. Đây là do ảnh hưởng của đau đớn trong quá trình sinh con. Thông thường những cơn đau này sẽ mất sau khoảng một hai tháng nhưng có người kéo dài cả một năm sau.



Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số cách chữa đau lưng sau sinh như sau:

1. Những động tác tập thể dục chữa đau lưng sau lưng:
Nhờ luyện tập, chắc chắn chứng đau lưng sẽ không còn là nỗi khiếp sợ của các bà mẹ mới sinh em bé.

Động tác 1: Giãn lưng

Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, tay gần vai, lòng bàn tay úp xuống sàn, khuỷu tay cong. Duỗi thẳng hai cánh tay nâng thân trước lên trong khi hông vẫn ép sát sàn. Đưa cằm hướng lên trần nhà. Giữ tư thế này trong 5 giây. Làm lại động tác 30 lần.



Động tác 2: Dựa tường

Đứng tựa lưng vào tường, chân dang rộng bằng hông, hai chân trước mặt. Ép bụng, từ từ hạ người xuống sao cho đầu gối cong một góc 45 độ. Giữ 5 - 10 giây, sau đó từ từ nâng người lên vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 30 lần.

Động tác 3: Đẩy tường

Đứng cách tường vài bước chân, tay ngang vai, khoảng cách hai tay rộng bằng vai, lòng bàn tay chống tường. Giữ lưng và chân thẳng, từ từ cong khuỷu tay, hạ người vào phía tường

Động tác 4: Tập xương chậu

Nằm ngửa, cong gối, lòng bàn chân áp sàn. Ép chặt cơ bụng, nâng cao vùng xương chậu, lưng giữ chạm sàn. Giữ vài giây rồi thả lỏng. Cố gắng tập 30 lần, chia 3 đợt.


2. Những phương pháp khác chữa đau lưng sau sinh:

Bài thuốc chữa đau lưng sau sinh:

- Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
- Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần
- Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
- Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần
- Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ

Tư thế cho con bú: khi cho bé bú thì nên ngồi thẳng lưng, kể cả khi cho bé bú bình hay làm vệ sinh. Khi ngồi nên đặt chân trên một chiếc ghế nhỏ. Ngồi trên những chiếc  ghế mềm mại thoải mái có tay vịn và lót một chiếc gối sau lưng. Cho bé bú ở nhiều tư thế khác nhau, bế bé sát vào người hơn là để xa. Nếu bạn đau cả vùng thân trên thì nên cho bé bú nằm.

MassageNằm nghiêng, dùng hai tay vuốt nhẹ từ hông dọc theo sống lưng đến phần cuối lưng. Đứng thẳng, hai tay nắm hờ, tay trái vỗ vùng bụng, hông phải nhẹ nhàng, đổi bên.

Với những bài tập và cách chữa đau lưng sau sinh trên đây chắc hẳn các bà mẹ sẽ không còn lo ngại về chứng đau lưng nữa và sẽ có nhiều sức khỏe hơn để chăm sóc bé yêu và gia đình.

Thuốc trị tiểu đường bonidiabet

Thuốc trị tiểu đường bonidiabet

Thuốc trị tiểu đường bonidiabet là một loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các loại thảo dược như dây thìa canh, hạt methi , mướp đắng và nhiều loại dược thảo tự nhiên khác có tác dụng chữa trị và phòng ngừa biến chứng tiểu đường rất hiệu quả.


Thuốc trị tiểu đường bonidiabet được chiết xuất từ các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng hạ đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Công dụng của thuốc trị tiểu đường bonidiabet

- Thuốc tiểu đường BoniDiabet nhập khẩu từ Canada có nguồn gốc thiên nhiên giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. BoniDiabet bổ sung khoáng chất và các nguyên tố vi lượng như Magiê, Kẽm, Selen... trong đó nổi bật lớn nhất là thành phần Chrom và Alpha lipoic acid.
- Thuốc trị tiểu đường bonidiabet hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, làm giảm glucose máu
- Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, võng mạc, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, làm lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể.
- Giúp giảm cholesterol và lipid máu
- Bổ sung vi chất, hỗ trợ chế độ ăn kiêng, giảm béo phì.

Thành phần thuốc trị tiểu đường bonidiabet

Magnesium, Zinc, Selenium, Chromium, Alpha lipoic acid, Acid folic, Vitamin C, Gymnema Sylvestre Ext (Chiết xuất dây thìa canh), Bitter Melon (Momordica charantia - Mướp đắng), Fenugreek Seed (Hạt methi), Cinamomum, Aloevera gel.

Vai trò của các thành phần thuốc trị tiểu đường bonidiabet

Gymnema Sylvestre (Dây thìa canh):
- Có tác dụng làm giảm glucose máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Giúp giảm cholesterol và lipid máu.
Momordica charantia (Mướp đắng):
- Mướp đắng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, làm giảm glucose máu.
- Ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên võng mạc, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, làm
lành vết thương, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đục thủy tinh thể.
- Giúp giảm cholesterol và lipid máu
Magiê:
- Có vai trò quan trọng trong quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu. Magiê còn tham gia vào sự phân hủy glucose, acid béo và các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng.
- Magiê cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp lipid và protêin giúp quá trình tạo xương và các mô khác đảm bảo tính bền vững của dẫn truyền thần kinh và sự co cơ.
- Magiê còn có tác dụng điều hòa hàm lượng đường trong máu ( phòng ngừa bệnh tiểu đường), ổn định huyết áp ( phòng ngừa bệnh tăng huyết áp ); những người có chế độ ăn giàu magiê hoặc ăn bổ sung magiê sẽ giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa.
Kẽm: Có tác dụng giảm đường huyết, tăng độ nhạy Insulin ở bệnh nhân tiểu đường,  hạn chế các biến chứng trên tim mạch, võng mạc.
Selen, Chrom: Có tác dụng kiểm soát đường huyết, ngăn chặn biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu.
Alpha lipoic acid : Có tác dụng ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường, bảo vệ vi mạch đáy mắt và cầu thận trước nguy cơ mù mắt và suy thận, chống tác hại trên thần kinh ngoại biên do tình trạng đường huyết dao động; tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết thông qua khả năng huy động đường huyết vào bắp thịt, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng, cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong não bộ và qua đó ngăn ngừa tai biến mạch máu não.
Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012
Thuốc tiểu đường mới

Thuốc tiểu đường mới

Bệnh tiểu đường đang trở thành căn bệnh đại dịch toàn cầu. Tiểu đường là loại bệnh rất khó kiểm soát nếu không điều trị tốt nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thận, mắt...Cùng với sự bùng nổ về căn bệnh này là sự ra đời của rất nhiều loại thuốc tiểu đường mới. Mỗi thuốc tiểu đường mới đều có những ưu và nhược điểm riêng trong điều trị bệnh tiểu đường.


Cùng với các loại thuốc tiểu đường mới kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục sẽ giúp cải thiện quá trình kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc 3 loại thuốc tiểu đường mới Nesina, Kazano và Oseni đã được cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa phê chuẩn là ba thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 mới.
Nesina, Kazano và Oseni đã được nghiên cứu như phương pháp trị liệu độc lập (đơn trị liệu) và kết hợp với các liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường type 2, bao gồm sulfonylureas và insulin. Các thuốc mới này không sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường type 1 hoặc những người đã tăng xeton trong máu hoặc nước tiểu (đái tháo đường nhiễm ceton-acid).

Thuốc tiểu đường mới Oseni

Oseni được cảnh báo về nguy cơ suy tim kết hợp với sử dụng pioglitazone.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc điều trị tiểu đường mới Oseni là nghẹt mũi hay chảy nước mũi và đau họng, đau lưng, và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Thuốc tiểu đường mới Nesina

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc trị tiểu đường mới  Nesina nghẹt mũi hay chảy nước mũi, nhức đầu, và nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Thuốc tiểu đường mới Kazano

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường mới Kazano được cảnh báo về toan lactic, sự hình thành của acid lactic trong máu, kết hợp sử dụng với metformin.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của Kazano là nhiễm trùng đường hô hấp trên, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi và đau họng, nhức đầu, tiêu chảy, huyết áp cao, đau lưng, và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by