Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012
Đau lưng giữa - nguyên nhân và phương pháp giảm đau

Đau lưng giữa - nguyên nhân và phương pháp giảm đau

Trên thế giới có hàng triệu người gặp phải các vấn đề về lưng và một trong số đó là các vấn đề về lưng giữa. Lưng giữa gặp vấn đề có thể gây ra các cơn đau đớn vô cùng khó chịu và khiến cho sức khỏe bệnh nhân bị suy sụp.


Nguyên nhân của đau lưng giữa rất đa dạng và ở mỗi cá nhân khác nhau là không giống nhau. Những nguyên nhân thường thấy là sai tư thế, căng thẳng tinh thần, thực hiện các công việc hàng ngày, nâng vật nặng không đúng cách, ảnh hưởng bởi chấn động mạnh, căng cơ hoành, đứng quá lâu, nằm ngủ trên loại đệm có hại cho lưng, quá trình lão hóa, các vấn đề về chế độ dinh dưỡng, căng cơ hoặc chấn thương do hoạt động quá sức.

Trong trường hợp bạn bị hành hạ bởi các cơn đau rất nặng và liên tục, bạn nên đến gặp các chuyên gia bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân, đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất và kịp thời giúp bạn giảm đau, phục hồi nhanh nhất có thể.

Hầu hết các trường hợp đau lưng giữa không nghiêm trọng, có thể là do cố gắng quá sức hoặc tư thế không chính xác hoặc một số nguyên nhân khác, có thể điều trị dễ dàng tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và thư giãn giúp lưng hồi phục. 

Thông thường, việc sử dụng các loại kem, thuốc mỡ và thuốc xịt lên vùng bị ảnh hưởng giúp ích khá nhiều trong việc giảm đau. Tuy nhiên bạn cần nhớ rằng, có những lúc các cơn đau lưng giữa trở nên rất nguy hiểm và cần phải đến gặp các chuyên gia bác sĩ để điều trị kịp thời, đặc biệt là khi bạn bị đau liên tục không khỏi hoặc mức độ đau quá gay gắt.

Một số phương pháp giúp giảm đau lưng giữa là:

• Bổ sung lượng canxi cần thiết hàng ngày
• Hấp thụ đủ lượng axit folic có trong rau quả, trái cây.
• Uống thật nhiều nước giữ cho cơ thể không bị khô.
• Rèn luyện thực hiện các tư thế chính xác
• Tìm hiểu và tập luyện các bài tập, kỹ thuật thở giúp thư giãn cơ hoành.
• Rèn luyện thói quen nâng vật nặng chính xác
• Khi công việc đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, cần tận dụng tối đa cơ hội di chuyển, thay đổi tư thế và khởi động lưng, chân, tay.
• Ngủ đủ giấc, không ít hơn 8 tiếng 1 ngày.
• Ngủ trên loại đệm phù hợp, có lợi cho lưng.
• Khi ngủ nên đặt gối ở dưới đầu gối nếu nằm ngửa, kẹp giữa hai chân nếu nằm nghiêng để hỗ trợ cho lưng và tuyệt đối không nên nằm sấp.
• Không hoạt động quá sức hoặc căng lưng giữa không cần thiết
• Dừng ngay các hoạt động thân thể gây nhiều tác động lên lưng, đặc biệt là sau những tuần đầu điều trị.
• Giảm tối đa căng thẳng tinh thần
• Thực hiện các bài tập luyện kéo giãn để tăng cường sức mạnh và thả lỏng khớp lưng giữa.
• Phương pháp trị liệu phản xạ khá công hiệu trong việc giảm đau lưng, ngoài ra xoa bóp và châm cứu cũng là giải pháp tốt.
• Có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu cơn đau quá gay gắt.
• Sử dụng thuật nắn khớp xương
• Sử dụng các công cụ hỗ trợ lưng.
• Chườm nóng giúp giảm đau và sưng tấy.
• Chườm lạnh cũng có thể giúp ích khá nhiều.
• Chú ý tới lượng đường và carbohydrate hấp thụ hàng ngày.

Tuy rằng các phương pháp trên đây có thể rất hữu ích trong việc giảm đau và điều trị đau lưng giữa nhưng việc gặp bác sĩ hoặc tham khảo ý kiến các chuyên gia là rất cần thiết bởi họ có thể xác định chính xác nguyên nhân căn bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2

Thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2

Tin vui về bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 Bài thuốc nam gia truyền chữa bệnh tiểu đường giúp người bệnh tiểu đường tuýp 2 khỏi hoàn toàn còn với người bệnh tiểu đường tuýp 1 khi dùng bài thuốc nam thì giảm hẳn được liều dùng insulin hàng ngày thậm chí tùy theo thể trạng sức khỏe của từng người bệnh mà tuyến tụy được khôi phục hoạt động trở lại bình thường".

Bệnh tiểu đường được xem căn bệnh đại dịch của toàn cầu và đang có nguy cơ bùng phát nhanh ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của bộ y tế có khoảng 80% dân số Việt Nam mắc phải bệnh này. Đặc biệt cứ 10 người mắc phải bệnh tiểu đường thì có tới 9 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường xảy ra phổ biến nhất chiếm tỷ lệ tới 90% một con số đáng báo động.
Trong điều trị bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng thì cơ bản bên cạnh việc dùng thuốc tây điều trị thì người bệnh tiểu đường phải có chế độ ăn uống và vận động hợp lý. Vậy trên phương diện điều trị  bằng Đông y để trị chứng bệnh tiêu khát bằng cách dùng các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm đối với insulin tác động trực tiếp vào trức năng hoạt động của tuyến tụy. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả trong việc giữ đường huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng.

Đặc điểm của cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2

Các cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 rất công hiệu và an toàn cho người bệnh không giống như thuốc tây khi dùng thuốc nam nó không gây ra các tác dụng phụ mà còn mang lại hiệu quả rất cao trong điều trị phòng ngừa biến chứng.

Thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 từ khổ qua rừng


Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Khổ qua rừng có thể dùng cả dây, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Dùng cả trái khổ qua rừng chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết.
Ngoài mướp đắng bạn có thể dùng các loại thảo dược khác cũng hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt như giảo cổ lam, lô hội, cây húng quế. Đây là những loại cây rất dễ kiếm xung quanh vườn. Hoặc bạn cũng có tham khảo một số bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 dưới đây:
- Uống nước gạo lứt rang, hay nấu cám gạo lấy nước uống sau khi uống thuốc điều trị tiểu đường. Cám gạo đã được sàng sẩy hay cám còn trong gạo lứt đều có tác dụng nhạy bén insulin, giúp lượng đường huyết hạ nhanh gấp đôi bình thường.
- Dùng đóa hoa quỳnh trắng nở về đêm (phải tìm cho được đúng loại hoa quỳnh trắng nở về đêm) pha trà uống, thì sau khi uống với thuốc trị tiểu đường sẽ giúp lượng đường hạ giảm mau chóng.
- Hoa nhãn 30g, hầm với thịt nạc ăn.
- Rễ cây nhãn 30g, lòng lợn vừa đủ, hầm chín ăn ngày một lần, ăn bốn ngày liên tục.
- Lá nhãn (hái hướng đông) một nắm. Sắc uống ngày một thang.
- Rễ chuối 30g, giã nát vắt lấy nước cốt. Uống mỗi lần một chén.
- Mướp đắng 20g. Hãm nước uống hàng ngày.
- Mướp đắng 30g, nấm hương 6 – 10 cái, thịt nạc 30g. Nấu canh ăn.
- Râu ngô 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Hẹ 20g, thịt ngao 100g, gia vị vừa đủ. Nấu chín, nêm gia vị, ăn thường xuyên rất tốt.
- Lá xoài khô 20g. Sắc uống. Do lá xoài khô có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do đái tháo đường.
- Củ cải 30 – 50g, gạo tẻ 20g, linh chi 10g. Linh chi đem xay nhỏ, gói trong túi vải, sắc trước lấy nước. Nấu cháo bằng nước sắc này. Ngày ăn một lần.
- Thục địa 12g, cù mài 12g, sơn thù, đan bì, bạch linh mỗi vị 10g, thiên hoa phấ 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 – 3 lần/ ngày. Nếu đã có biến chứng nhiễm trùng thêm hoàng cầm 12g.
- Sinh địa, thạch cao mỗi vị 40g, thổ hoàng liên 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
- Bí đao (đông qua, bí xạnh): 100g mỗi ngày nấu chín vắt lấy nước uống thường xuyên.
- Bí đao tươi 100g, rửa sạch, ép lấy nước uống hàng ngày.
- Rau cần tây 100g, nấu sôi, giã nát vắt nước uống hai lần/ ngày.
- Tô tử, lá cải củ sao qua tán bột mỗi lần uống 9g với nước sắc tang bạch bì. Trị chứng tiểu đường có phù.
- Củ mài 30g, bí đao 100g, lá sen 60g. Sắc nước uống ngày 1 – 2lần.
- Cà rốt tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước cốt uống hàng ngày.
- Hoa đậu ván trắng 30g, mộc nhĩ ssen 30g, sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 – 3lần, mỗi lần 3 – 5g.
- Nhộng tằm 20 con, rửa sạch xào ăn bằng dầu thực vật.
Bệnh tiểu đường có diễn biến phức tạp chính vì vậy ngoài việc áp dụng các bài thuốc nam chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 người bệnh vẫn cần phải thực hiện chế độ ăn uống và vận động hợp lý thì mới mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh tiểu đường.
Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012
Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất từ bài thuốc nam gia truyền

Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất từ bài thuốc nam gia truyền

Có hay không cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất ? Bệnh tiểu đường hay còn có một tên gọi khác mà nhiều người ít nghe đến đó là bệnh dư đường. Vậy tại sao lại gọi đái tháo đường là bệnh dư đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao, trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó gây hiện tượng khát nước liên tục.

Yếu tố nào quyết định bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường do nhiều yếu tố quyết định như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress…Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin) .
Insulin, được sản xuất từ tuyến tuỵ , một tuyến nằm sau dạ dày, giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng đường từ máu của bạn.Glucose là một nguồn năng lượng cho các tế bào. Glucose được tạo ra từ thức ăn ( tinh bột) và thức uống ngọt.

Bệnh tiểu đường nào nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất

Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu về 2 loại tiểu đường chính.

Tiểu đường tuýp 1

Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong Đái tháo đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Lý do,hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyến tuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.

Tiểu đường tuýp 1 là loại bệnh phụ thuộc vào insulin, trẻ em là đối tượng chính mắc phải

Tiểu đường tuýp 2

Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh Đái tháo đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái đường type 2.
Trong 2 loại tiểu đường trên thì loại nào cũng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người do những biến chứng có thể xảy ra nếu như không kiểm soát được đường huyết tốt. Với tiểu đường tuýp 1 do cơ thể bị thiếu insulin nên để điều trị bệnh này rất phức tạp vì phải tiêm insulin hàng ngày để hạn chế cho vấn đề này khoa học tây y nghiên cứu ra hướng dùng cách phẫu thuật ghép tụy. Việc điều trị tiểu đường tuýp 2 đơn giản hơn vì cơ thể người bệnh chỉ cần dùng thuốc để kiểm soát đường huyết của mình.

Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất từ bài thuốc nam gia truyền

Khi điều trị bệnh tiểu đường bằng đông y thì dường như người bệnh phải dùng thuốc gần như suốt thời gian mắc bệnh và không thể khỏi hoàn toàn được, điều trị theo hướng này thường làm cho bệnh nhân nản và thấy bi quan thậm chí bất mãn buông suôi. Điều tuyệt vời mà đông y mang lại cho bệnh nhân tiểu đường chính là người bệnh chỉ cần mất 1 - 2 tháng điều trị có thể khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường tuýp 2 và khả năng giảm liều dùng insulin thậm chí phục hồi hoàn toàn chức năng của tuyến tụy với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.
Chỉ cần một điều duy nhất người bệnh luôn phải thực hiện theo đúng quy trình, pháp đồ điều trị mà nhà thuốc đưa ra gồm 3 yếu tố: Ăn uống khoa học + phương pháp điều trị tốt + Thực hiện những bài tập thể dục = kết quả tốt nhất. Đây chính là cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất mà mọi người nên áp dụng khi điều trị tại nhà.
Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012
Đau lưng sau khi sinh con

Đau lưng sau khi sinh con

Nhiều phụ nữ sau khi sinh được "khuyến mại" thêm chứng bệnh đau lưng rất khó chịu và làm ảnh hưởng đến sự chăm sóc bé yêu. Bài viết hôm nay sẽ cho các bạn những thông tin bổ ích về cách điều trị bệnh đau lưng sau khi sinh con



Những nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng sau khi sinh con:

Đau lưng là cảm giác chẳng dễ chịu chút nào, vậy đâu là lí do dẫn đến tình trạng này?

- Do trong thời gian mang thai, tử cung của bạn mở rộng và trải dài, làm suy yếu cơ bụng và làm thay đổi tư thế của bạn, cột sống bị kéo về phía trước, khiến lưng trở nên căng hơn, đồng thời sự gia tăng trọng lượng khiến cho cơ bắp cũng như các khớp căng thẳng, chịu nhiều áp lực hơn.

- Do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống, khiến cho bạn cảm thấy kém ổn định hơn và gây đau khi đi, đứng, ngồi trong thời gian dài, hoặc nằm trên giường, ngồi ghế thấp, bồn tắm cúi xuống hay nâng vật gì đó.

- Nguyên nhân do bạn cho con bú không đúng cách làm căng cơ cổ và lưng trên khi bạn nhìn xuống.

- Mất sức trong quá trình vượt cạn cũng như căng thẳng khi bạn chăm sóc trẻ sơ sinh cả ngày cũng có thể làm cho tình trạng này khó phục hồi những cơn đau nhức sau khi sinh con, bao gồm đau lưng.

- Nguyên nhân do sinh mổ: chị em sinh mổ thì tỷ lệ bị đau lưng sau sinh sẽ cao hơn sinh thường do việc ảnh hưởng của gây tê ngoài tủy sống.

Thừa cân sau khi sinh cũng là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng đau lưng.


Các khắc phục tình trạng đau lưng sau khi sinh con:

1. Chọn tư thế cho con bú: Khi bế bé, các bạn nhớ để bé nằm sát người mình để tránh tạo áp lực cho lưng phải cúi xuống. Bạn cũng đừng xoay vặn cơ thể sẽ càng làm cho lưng đau hơn.



2. Tập thể dục: Mỗi ngày, bạn hãy dành ra nửa tiếng để tập thể dục giúp hồi phục sức khỏe nhé, hãy chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội...

3. Massage và chườm nóng: Dùng khăn ấm hoặc quấn khăn vào chai nước nóng rồi chườm nhẹ lên vùng lưng bị đau. Mỗi ngày làm đều đặn như thế khoảng 20-30 phút.
Massage: dùng hai tay vuốt nhẹ từ hông dọc theo sống lưng đến phần cuối lưng cũng giúp các chị em bớt đau lưng.

4. Một vài bài tập giảm đau lưng sau khi sinh con các bạn có thể tham khảo thêm như sau:

Bài tập 1: Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, tay gần vai, lòng bàn tay úp xuống sàn, khuỷu tay cong. Duỗi thẳng hai cánh tay nâng thân trước lên trong khi hông vẫn ép sát sàn. Đưa cằm hướng lên trần nhà. Giữ tư thế này trong 5 giây. Làm lại động tác 30 lần.

Bài tập 2: Đứng tựa lưng vào tường, chân dang rộng bằng hông, hai chân trước mặt. Ép bụng, từ từ hạ người xuống sao cho đầu gối cong một góc 45 độ. Giữ 5 - 10 giây, sau đó từ từ nâng người lên vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 30 lần.

Bài tập 3: Đứng cách tường vài bước chân, tay ngang vai, khoảng cách hai tay rộng bằng vai, lòng bàn tay chống tường. Giữ lưng và chân thẳng, từ từ cong khuỷu tay, hạ người vào phía tường.

Bài tập 4: Nằm ngửa, cong gối, lòng bàn chân áp sàn. Ép chặt cơ bụng, nâng cao vùng xương chậu, lưng giữ chạm sàn. Giữ vài giây rồi thả lỏng. Cố gắng tập 30 lần, chia 3 đợt.

Đau lưng sau khi sinh con chắc chắn sẽ không còn là nỗi lo của chị em phụ nữ nữa khi các bạn thường xuyên lưu ý những điều trên. Hi vọng rằng các bạn sẽ có một sức khỏe tốt để chăm sóc bé yêu và gia đình.
Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012
Bệnh đau lưng sau sinh

Bệnh đau lưng sau sinh

Chị em phụ nữ sau khi sinh thường có nguy cơ mắc đau lưng do rất nhiều nguyên nhân như: kiệt sức tổng thể, do gây mê khi sinh mổ, khung xương chậu bị giãn và căng ra…. Bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chữa đau lưng triệt để luôn là mong muốn của tất cả chị em.  Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những bài tập để chữa trị bệnh đau lưng sau sinh.
Bài tập thể dục chữa bệnh đau lưng sau sinh:

Bài tập 1 : Duỗi thẳng lưng
Bạn nằm sấp xuống sàn theo tư thế người tập chống đẩy. Tiếp đến, bạn từ từ hạ vùng xuơng chậu và chân sau chạm xuống sàn. Chống hai tay đồng thời bạn nâng, hạ phần thân trước thật nhịp nhàng. Chú ý giữ cho cằm thẳng về phía tường nhà trong quá trình luyện tập.

Bài tập 2: tựa lưng vào tưởng:
- Bạn tựa lưng vững chắc vào tường, hai tay tì song song lên hai bắp đùi và chuyển động lên xuống bằng cách nâng vùng xương chậu dưới sự trợ giúp của khớp gối (gập thành một góc 45 độ). Giữ động tác này trong vòng 5-10 giây rồi tiếp tục nhấc cơ thể lên.
- Hoặc bạn đứng thẳng, lần lượt nhấc chân trái rồi đến chân phải lên (hai tay dang rộng sang hai bên) theo từng nhịp.

Bài tập 3 chữa bệnh đau lưng sau sinh: Chống tay vào tường
 - Bạn giữ thăng bằng với những đầu ngón chân, chống hai tay vào tường. Giữ cho chân và lưng bạn thật thẳng.
 - Bạn gập hai khuỷu tay rồi từ từ duỗi ra như người tập chống đẩy.

Bài tập 4. Bài tập cho khung xương chậu
 - Bạn nằm áp lưng (nằm ngửa) trên sàn nhà. Gập đầu gối đồng thời bạn cố định hai lòng bàn chân xuống sàn nhà.
 - Bạn thóp bụng, nhấc dần vùng xương chậu lên, giữ trong vài giây trước khi hạ xuống.
Lưu ý: Mỗi động tác có thể lặp lại từ 3-10 lần tùy ý thích của bạn.
Một số bài tập khác giúp hạn chế bệnh đau lưng sau sinh:
Bạn nên bắt đầu một chương trình tập luyện dần dần. Dù rằng bạn vẫn còn đau lưng và khó khăn nếu phải di chuyển, nhưng cơ thể bạn cần sự vận động nhẹ nhàng. Các bài tập tăng cường cơ bụng và tăng tính linh hoạt sẽ rất hữu ích cho bạn.
Bạn có thể chọn một hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, như đi bộ. Bởi đi bộ là phương pháp luyện tập an toàn để bắt đầu gần như ngay lập tức sau khi sinh thường hoặc sinh mổ. Đi bộ sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn giúp giảm đau lưng. Bạn hãy đi từ từ và đi với khoảng cách ngắn trong những tuần đầu tiên, tốt nhất, mới đầu bạn chỉ nên đi lại trong phòng.
Ngoài ta bạn có thể bơi lội, nó cũng giúp tăng cường cơ bắp của bạn mà không khiến các cơ, khớp của bạn căng thẳng quá mức.
Nếu các bạn biết chăm sóc cơ xương của mình đúng cách như trên thì bệnh đau lưng sau sinhsẽ sớm chào tạm biệt bạn ngay thôi, hãy chăm chỉ tập luyện và cảm nhận hiệu quả nhé!

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012
Các phương pháp điều trị tại nhà tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường

Các phương pháp điều trị tại nhà tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là một rối loạn trao đổi chất, phương thức cơ thể sử dụng thức ăn đã được tiêu hóa để phát triển và cung cấp năng lượng. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và tê liệt ở Hoa Kỳ. Căn bệnh này liên quan đến các biến chứng phức tạp lâu dài ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể. Bệnh tiểu đường phát triển khi cơ thể không thể sử dụng glucose một cách thích hợp.
Insulin là một hóc môn cần thiết cho việc chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng. Insulin giúp cho glucose di chuyển từ máu vào gan, cơ, các tế bào mỡ, nơi được sử dụng làm năng lượng. Trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường, hệ miễn dịch làm nhiễu loạn và phá hủy các tế bào bê-ta sản sinh insulin trong tụy. Khi bệnh nhân được chẩn đoán là bị tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy thường sản sinh đủ insulin nhưng vì một số lý do không rõ ràng, cơ thể không thể sử dụng insulin 1 cách hiệu quả, tình trạng này được gọi là kháng insulin.


Các loại tiểu đường:
Tiểu đường tuýp 1
Cơ thể dừng sản sinh ra insulin hoặc quá ít insulin dẫn tới không thể điều chỉnh đường huyết. Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ miễn dịch phá hủy các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy (các tế bào bê ta).
Tiểu đường tuýp 1 là một loại bệnh tự miễn dịch. Tiểu đường tuýp 1 thường phát triển ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
Khoảng 10% các trường hợp tiểu đường là tiểu đường tuýp 1. Tiểu đường tuýp 1 thường được thấy ở thời thơ ấu hoặc thời thanh niên và cũng có thể xảy ra ở độ tuổi lớn hơn do tuyến tụy bị phá hủy do rượu, bệnh tật hoặc sự hỏng dần dần của các tế bào bê ta tuyến tụy.

Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 cũng thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên tuy nhiên cũng xuất hiện nhiều hơn ở những độ tuổi lớn hơn so với tuýp 1, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì.
Tuyến tụy tiết ra insulin, nhưng cơ thể một phần hoặc hoàn toàn không có khả năng sử dụng insulin trong trường hợp này. Tiểu đường tuýp 2, một cách kinh điển, được nhận thấy ở người trưởng thành, khoảng sau độ tuổi 45. Loại tiểu đường này thường được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, giảm cân, tập luyện và thuốc uống.
Sau đây là danh sách một số phương pháp điều trị tại nhà tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường:
1) Phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường là mướp đắng. Mướp đắng đã được chứng minh là điều trị tiểu đường rất tốt. Để có hiệu quả hơn, bệnh nhân tiểu đường nên uống nước ép của 4 hoặc 5 quả mướp đắng mỗi sáng khi chưa ăn gì.
2) Uống nước lá cây Bilva và Parijataka để điều trị tiểu đường một cách tự nhiên.
3) Lý gai Ấn Độ chứa rất nhiều vitamin C, rất quan trọng cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa Canh nước ép lý gai pha với 1 chén nước ép mướp đắng, sử dụng hàng ngày trong vòng 2 tháng, giúp các tế bào tiết ra hóc-môn insulin trong tuyết tụy. Hỗn hợp này giúp hạ bớt đường huyết. Đây là một phương pháp tại nhà hiệu quả khác dành cho căn bệnh này.
4) Hạt rau sam rất có ích cho bệnh nhân tiểu đường. Một thìa cà phê hạt rau sam mỗi ngày với 1 nửa cốc nước trong vòng từ 4 đến 5 tháng sẽ kích thích insulin của cơ thể và giúp chữa trị căn bệnh.
5) Bổ sung thêm trái bưởi vào trong chế độ ăn là một cách điều trị tại nhà hiệu quả khác dành cho bệnh nhân đái tháo đường.
6) Dùng 2 thìa cà phê bột cỏ ca-ri với sữa mỗi ngày.
7) Lá xoài non cũng là một phương pháp điều trị rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngâm 15 gam lá xoài tươi trong 250ml nước qua đêm, và nghiền kỹ trong nước. Dung dịch này nên được sử dụng mỗi sáng để giải quyết tiểu đường giai đoạn đầu.
8) Nước ép cây sầu đâu (Margosa) cũng có hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường.
Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012
Đau lưng và một số cách điều trị tại nhà

Đau lưng và một số cách điều trị tại nhà

Đau lưng đang dần trở thành một vấn đề vô cùng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Bất cứ người nào cũng có thể gặp phải vấn đề này một lần nào đó trong đời. Thói quen ngồi nhiều, ăn uống không hợp lý, căng thẳng tinh thần, làm việc quá sức là những nhân tố chính có thể gây ra các căn bệnh về lưng.


Đau lưng và một số cách điều trị tại nhà

Đau lưng có thể chia ra làm hai loại chính đó là đau cấp tính và đau mạn tính. Đau lưng cấp tính là khi bạn bị đau kéo dài ít hơn 6 tháng trong khi đau mạn tính được coi là khi bạn bị đau nhiều hơn 12 tuần!

Đau lưng thường có thể gây ảnh hưởng và lây lan đến các vùng khác của cơ thể như cổ, mông, cánh tay và cẳng chân. Nguyên nhân của căn bệnh này thường là do các vấn đề về cơ, gân hoặc dây chằng. Đôi lúc, đau cột sống cũng là dấu hiệu của các căn bệnh khác như đau tim, đau thận, sỏi thận, sỏi mật… Chính vì mức độ nguy hiểm của căn bệnh này nên cần chú ý và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi có biểu hiện của bệnh.

Đau lưng mạn tính có thể điều trị bằng rất nhiều biện pháp khác nhau. Các biện pháp có thể là phẫu thuật, tập Yoga, sử dụng thuốc và phương pháp vi lượng đồng căn. Phẫu thuật chỉ được nên sử dụng trong các trường hợp bệnh rất nặng hoặc không có biện pháp nào khác có hiệu quả. Trong khi đó, các biện pháp khác, đặc biệt là các phương pháp điều trị tự nhiên như là tập Yoga, vật lý trị liệu, sử dụng thảo dược rất có hiệu quả, ít tốn kém và không đem lại nhiều rủi ro và biến chứng như phẫu thuật.

Phương pháp vật lý trị liệu bao gồm một hoặc một số bài tập như : Đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, Aerobic tác động nhẹ, các bài tập tăng cường sức mạnh vùng lưng, các bài tập tăng cường độ dẻo dai, thể dục mềm dẻo và các môn nổi tiếng như: Yoga, Tai chi, Pilates… Ngoài ra còn có rất nhiều các phương pháp điều trị tại nhà khác có thể giảm đau hiệu quả.

Các phương pháp giảm đau lưng có thực hiện tại nhà trong vật lý trị liệu đó là:

1. Tỏi. Được coi là một loại thảo dược có ma thuật. Ăn khoảng 2 nhánh tỏi mỗi sáng sẽ giúp lưng bạn cải thiện một cách đáng kể. Hoặc bạn cũng có thể dùng dầu tỏi để xoa bóp giảm đau.

2. Dầu cá. Uống dầu cá mỗi ngày rất có hiệu quả trong việc giảm đau.

3. Hỗn hợp bột gừng, soda, muối trong nước nóng hoặc sữa nóng cũng có thể giảm đau.

4. Nghệ cũng có thể coi là một loại thảo dược giúp giải quyết các vấn đề về lưng.

Ngoài ra các phương pháp khác có thể sử dụng để điều trị đau lưng mạn tính, đó là:

1. Ngủ trên đệm cứng. Cố gắng ngủ với tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng và tuyệt đối tránh nằm sấp.

2. Chườm nóng hoặc đèn hồng ngoại. Phương pháp này được coi là giải pháp giảm đau tạm thời .

Căn bệnh đau lưng có thể khiến bạn mất ngủ, trằn trọc từ đêm này qua đêm khác, vì thế bạn cần chú ý và điều trị kịp thời trước khi căn bệnh trở thành mạn tính. Ăn uống hợp lý tránh tăng cân, thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày và hấp thu nhiều các chất chống oxi hóa có thể phòng ngừa căn bệnh trong thời gian dài.
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by