Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012
no image

Thuốc tiểu đường tiêu khát

Trong Đông y tiểu đường thuộc vi chứng bệnh tiêu khát biểu hiện chủ yếu là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, người gầy, mệt mỏi đôi khi thấy da dẻ ngứa ngáy khô ráp khó chịu. Lý giải cho bệnh tiêu khát là do hỏa làm tiêu hao chân âm chất tân dịch khô kiệt mà sinh ra bệnh tiêu khát. Dưới đây là các bài thuốc tiểu đường tiêu khát mọi người cùng tham khảo.
Thuốc tiểu đường tiêu khát
Khát nước liên tục là biểu hiện điển hình của chứng bệnh tiêu khát

Thuốc tiểu đường tiêu khát giúp mát phế sinh tân dịch chỉ khát

Dùng các vị thuốc: Sinh địa 20g, Thạch cao 240g, Tri mẫu 20g, Thiên hoa phấn 14g, Gạo tẻ 40g, Nhân sâm 12g, Cam thảo 1g. Ngày 1 thang nấu cho đến khi nhừ gạo bỏ bã uống 2-3 lần/ Uống đợt 5-7 ngày. Đây là bài bạch hổ gia nhân sâm gia giảm có tác dụng: thanh nhiệtích kgi sinh tân dịch. Bài thuốc này phù hợp với bệnh chứng thượng tiêu do tâm phế thực nhiệt.

Thuốc tiểu đường tiêu khát tác dụng mát vị, sinh tân chỉ khát, nhuận trường

Cách dùng Sinh địa 30g, Đơn bì 16g, Hoài sơn 16g, Trạch môn 14g, Tri mẫu 12g, Hoàng cầm 10g, Hoàng bá 10g, Hoàng liên 10g. Đây là bài thuốc sinh địa bát vận tác dụng: Thanh vị, Tư thận âm, ...chủ trị: âm hư hỏa vượng. Bài thuốc tiểu đường tiêu khát phù hợp dùng với biểu hiện ăn nhiều, mau đói người gầy, đại tiện táo bí.

Thuốc tiểu đường tiêu khát tác dụng bổ thận âm

Dùng Sinh địa 30g, Đơn bì 14g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 14g, Phục linh 12g, Trạch tả 10g, Mạch môn 12g. Đây là bài thuốc tiểu đường tiêu khát Lục vị địa hoàng gia vị tác dụng tư thận âm, bổ can huyết,.... chủ trị: can thận âm hư, đau lưng mỏi gối, tiêu khát. Bài thuốc này thích hợp với bệnh chứng hạ tiêu thận hư suy. Tiểu đường với thể chất gầy, nóng trong, đau lưng, mỏi gối, da khô, ngứa.
Khi điều trị bằng thuốc tiểu đường tiêu khát với các bài thuốc trên sẽ có tác dụng giảm chứng bệnh tiêu khát. Bất kỳ ai có triệu chứng tiêu khát đều do hỏa làm tiêu hao chân âm bệnh để lâu chất dịch tiêu hao mà sinh ra tiêu khát.
Chữa đau lưng mỏi gối

Chữa đau lưng mỏi gối

Đau lưng, mỏi gối có lẽ là chứng bệnh quá đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta, nhất là với những người làm văn phòng. Những cơn đau ê ẩm ở phần lưng khiến chúng ta khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý cũng như công việc. Do đó chữa đau lưng mỏi gối dứt điểm là điều mong muốn của tất cả người bệnh.



Triệu chứng của đau lưng mỏi gối:

- Đau phần trên lưng:
Bị đau hoặc cảm thấy khó chị ở phần xương dẹt của vai, hoặc xung quanh lồng ngực. Nó xuất hiện hầu hết là do sự kích thích của cơ, đau các khớp ở lưng, bị thương hoặc nhiễm trùng.

- Đau giữa lưng:
Đau ở giữa lưng được hiểu như đau dọc theo giữa xương sống, khu vực xung quanh ngực. Chứng bệnh này bị gây ra bởi chấn thương thể thao, vận động sau tư thế, viêm khớp, bệnh, hoặc bị căng cơ.

- Đau ở phía dưới của lưng (đau thắt lưng)
Đây là chứng đau phổ biến nhất, Cơn đau xuất hiện ở vùng thấp nhất của xương sống, khu vực thắt lưng.

Chữa đau lưng mỏi gối:

Đau lưng mỏi gối chủ yếu là do ít vận động, ngồi sai tư thế, áp lực công việc, ngoài ra nếu bạn vận động không đúng cách hoặc mang vác các vật nặng, nằm không đúng quy cách….

Có người bị đau lưng nhưng chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi. Tuy nhiên, cũng có những căn bệnh khác ẩn đằng sau việc đau lưng nếu không được thăm khám kịp thời sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm.

Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn phương pháp chữa đau lưng mỏi gối từ cây đinh lăng:

- Cây đinh lăng vừa dùng làm cảnh, vừa là thứ rau ăn kèm với một số món ăn như: nem cuốn, gỏi, thịt chó... Ngoài ra, cây còn được dùng để làm thuốc.

- Cây đinh lăng có rất nhiều công dụng như:

+ Chữa vết thương: Lá đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương.
+ Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.
+ Bồi bổ và khai vị
+ Đặc biệt cây đinh lăng còn rất hữu hiệu trong việc chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Trên đây là bài thuốc chữa đau lưng mỏi gối từ cây đinh lăng rất hiệu quả các bạn nên áp dụng, chắc chắn nó sẽ giúp bạn tránh xa những cơn đau lưng hành hạ.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012
no image

Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

Tiểu đường là một bệnh mãn tính rối loạn chuyển hóa chất đường glucose do thiếu insulin hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin, khiến cho chất đường glucose không vận chuyển được đến các tế bào, biểu hiện bằng lượng đường trong máu luôn tăng cao. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới. Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ dẫn tới nguy cơ gặp phải các biến chứng bệnh tiểu đường hết sức nguy hiểm.

Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không

Biến chứng bệnh tiểu đường được chia làm 2 loại là biến chứng cấp tính và biến chứng mãn tính.

1. Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường

- Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường do đường huyết tăng cao: Đây là biến chứng xảy ra ở bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu đường huyết tăng cao có thể gây hôn mê nhiễm cetone hay hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến tử vong.
- Biến chứng cấp tính bệnh tiểu đường do hạ đường huyết: Biến chứng tiểu đường này thường do người bệnh dùng quá liều thuốc ,insulin gây nên hoặc có thể do bệnh nhân nhịn đói, kiêng khem quá mức hay do uống nhiều rượu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và thậm chí tử vong.

2. Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường

Trong điều trị bệnh tiểu đường nếu như người bệnh biết cách kiểm soát tốt đường huyết của mình thì tránh gặp phải các biến chứng bệnh tiểu đường gây nên như mù mắt, suy thận...Dưới đây là các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường.

Biến chứng tiểu đường xảy ra mắt

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu ở võng mạc, có thể dẫn tới giảm thị lực hay mù hoàn toàn. Tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý mắt khác như đục thủy tinh thể và glaucoma.
Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
Biến chứng bệnh tiểu đường rất nguy hiểm có thể giảm thị lực hoặc gây mù lòa hoàn toàn

Biến chứng bệnh tiểu đường xảy ra ở mạch máu và tim

Các bệnh của các mạch máu (động mạch) là phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường. Xơ vữa động mạch (hẹp hay xơ cứng động mạch) được gây ra bởi chất béo, chất cholesterol và tạo nên các mảng bám ở thành mạch. Điều này làm cho các động mạch trở nên hẹp và xơ cứng lại. Các cục máu đông có thể hình thành, làm gián đoạn lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim và não. Điều này có thể gây ra chết một phần cơ tim, gây ra một cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) hay đột quỵ . Đôi khi một mảng bám có thể vỡ ra và đi vào dòng máu ở các nơi khác trong cơ thể, gây tắc mạch. Giữ mức cholesterol trong máu của bạn thấp và quản lý huyết áp có thể giúp ngăn chặn một cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Biến chứng bệnh tiểu đường xảy ra ở chân

Tổn thương thần kinh ở chân và giảm tưới máu chân làm tăng nguy cơ của nhiều biến chứng trên bàn chân như vết thương không lành,cảm thấy tê và đau buốt bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết thương hay nốt phồng sẽ bị nhiễm trùng. Nếu tổn thương trầm trọng có thể phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hay cả chân ( đoạn chi) để cứu tính mạng bệnh nhân.
Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không
Biến chứng bệnh tiểu đường ở chân có thể dẫn tới hoại tử chi phải cắt cụt chân

Biến chứng bệnh tiểu đường ở thận

Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ có chức năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu bạn bị tiểu ra đường, các mạch máu nhỏ trong thận của bạn có thể trở nên hư hỏng theo thời gian. Điều này ảnh hưởng đến hệ thống lọc của thận, có nghĩa là sản phẩm chất thải sẽ tích tụ trong máu của bạn, và cơ thể của bạn sẽ giữ lại nước và muối nhiều hơn (gây tăng cân và sưng phù) và cũng có thể gây ra tăng huyết áp. Cuối cùng có thể dẫn tới suy thận hay bệnh thận giai đoạn cuối không thể phục hồi được, khi đó cần phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận .

Cách phòng tránh biến chứng bệnh tiểu đường

- Nhắc nhở người bệnh luôn tuân thủ đúng những lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ, đúng giờ.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, giảm muối, giảm đường bột, tăng thực phẩm giàu đạm và chất béo, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, nhưng hạn chế hoa quả nhiều đường.
- Theo dõi đường máu mỗi ngày.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, kiểm tra thân thể tránh các vết trầy xước, kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra, không nên đi chân trần, đi giầy chặt quá hoặc giày cao gót, giày mũi nhọn, tránh làm tổn thương da. Nếu có vết thương ở chân ở da, có sự phồng rộp, đỏ ở da, sưng nề… thì cần đi khám ngay để phát hiện sớm các biến chứng.
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012
no image

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng

Xương khớp là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể mỗi chúng ta, và đây cũng là nơi dễ tổn thương và là bệnh hay mắc phải nhất, trong đó có bệnh thoái hóa cột sống lưng. Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng như thế nào? chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống lưng:

- Xương bị lão hóa: Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa của xương cột sống, theo quy luật tự nhiên các tế bào sụn cột sống với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ già, khả năng sinh sản và tái tạo sụn sẽ giảm dần và hết hẳn, chất lượng sụn kém dần, tính đàn hồi và chịu lực giảm.

Các dị dạng bẩm sinh làm gù vẹo cột sống, làm thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống.

- Các biến dạng sau chấn thương, viêm, u làm thay đổi hình thái, tương quan của cột sống.

- Sự tăng trọng tải: tăng cân quá mức do béo phì, do nghề nghiệp.

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng

Di truyền: Nếu gia đình có người bị thoái hóa cột sống thì khả năng mắc chứng bệnh này cao hơn người bình thường.

- Các bệnh về nội tiết như: mãn kinh, tiểu đường, loãng xương, dùng thuốc corticoid cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh này phát triển nhanh.

- Các yếu tố tác động từ môi trường: Ảnh hưởng của khí hậu, môi trường sống cũng tác động không nhỏ đến bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

- Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đilặp lại kéo dài trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng:

Thoái hóa cột sống lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn, và màng hoạt dịch.

Đa số bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là do những tổn thương của đĩa đệm gây nên. Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các biểu hiện như:

- Đau vùng lưng dưới, đau lan buốt xuống mông và kéo xuống chi chân, biểu hiện đau đầu nhất là về đêm.

- Xuất hiện những cơn đau lưng đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh.

- Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được.

- Đau lưng dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.

- Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau.

- Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng thường xuất hiện các cơn đau lưng kéo dài từng đợt rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống.

- Xuất hiện chứng co cứng cơ cạnh cột sống.

- Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống.

- Bệnh nhân đau khu trú tại cột sống. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Trường hợp hẹp ống sống: biểu hiện đau cách hồi thần kinh: bệnh nhân đau theo đường đi của dây thần kinh tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau (Cộng hưởng từ cho phép chẩn đoán mức độ hẹp ống sống).

Dựa vào những nguyên nhân và triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng như trên mà các bác sỹ sẽ có những chẩn đoán chính xác nhất. Nếu các bạn thấy có các triệu chứng trên đây thì hãy đến ngay bệnh viện để được chữa trị kịp thời nhé.
Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012
no image

Bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 hay còn gọi là bệnh tiểu đường type 2 phát triển khi cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin. Theo thống kê cứ 10 mắc đái tháo đường thì có tới 9 người bị đái tháo đường type 2. Bệnh đái tháo đường type 2 thực sự đang trở thành mối hiểm họa đại dịch của toàn cầu.

Bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh Đái tháo đường type 2 chiếm đến 90-95% bệnh nhân Đái tháo đường. Ngày nay tỷ lệ bệnh đái tháo đường type 2 ngày càng tăng trên toàn thế giới do chế độ ăn uống và lối sống ít vận động. Vùng Châu Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, là một trong những nơi trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường type 2 rất cao.

Cơ chế phát sinh bệnh đái tháo đường type 2

Không như đái tháo đường type 1 là do tuyến tụy không tiết ra insulin cho nhu cầu cơ thể, bệnh Đái tháo đường type 2 có hai cơ chế bệnh sinh liên hệ mật thiết với nhau đó là sự đề kháng insulin và rối loạn trong sự tiết insulin.
Liên quan đến việc duy trì sự cân bằng và ổn định của mức đường huyết (glucose máu), có 3 yếu tố là sự tiết insulin, sự chuyển nạp insulin vào các tế bào của cơ thể để chuyển hóa glucose, và sự ức chế sản xuất insulin từ gan và ruột.

Sự đề kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường type 2

Sự đề kháng insulin là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh đái tháo đường típ 2. Để dễ hiểu về sự đề kháng insulin ở các mô trong cơ thể ta hình dung như sau: Insulin muốn vào trong tế bào để tham gia quá trình chuyển hóa glucose thì phải đi qua màng tế bào. Lượng insulin cần để qua màng tế bào phụ thuộc vào độ nhạy cảm của màng tế bào với insulin. Khi cơ thể có sự đề kháng insulin, độ nhạy của màng với insulin giảm đi, khi đó cần phải có một lượng insulin nhiều hơn bình thường mới đi qua màng tế bào được.
Độ nhạy của màng tế bào: Hãy tưởng tượng màng tế bào của bạn là một nền nhà và lượng insulin là nước mưa ngoài đường. Khi không có đề kháng insulin thì màng tế bào giống như cái nền nhà thấp và chỉ cần một lượng ít nước mưa (insulin) thì nước đã tràn vào nhà. Khi nền nhà được nâng cao lên (có đề kháng insulin) thì phải cần một nước mưa nhiều hơn nước mới tràn vào nhà được.
Nền nhà càng nâng cao (đề kháng insulin càng tăng) thì lượng nước mưa (insulin) cần phải tăng lên để có thể tràn vào nhà.
Tại sao sự đề kháng insulin tăng lên?
Sự đề kháng insulin tăng lên khi cơ thể bị mập phì, nhất là mập phì kiểu nam (mỡ chủ yếu phân bố ở vùng bụng) hoặc do ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Thí dụ: xác suất để anh chị em sinh đôi cùng trứng cùng bị đái tháo đường type 2 lên đến 90-100%; Bệnh nhân bị đái tháo đường thường có người có quan hệ  trực hệ cùng bị đái tháo đường type 2; nhiều chủng tộc, sắc dân dễ bị đái tháo đường hơn những chủng tộc khác. Yếu tố môi trường, ăn uống, lối sống kém vận động cũng là những nguyên nhân quan trọng gây tăng sự đề kháng insulin. Vùng sinh sống thành thị, nông thôn cũng tạo ra sự khác nhau về tỉ lệ bệnh.
Sự giảm tiết insulin
Là hậu quả của tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường 2. Do lượng insulin cần cho nhu cầu chuyển hóa của cơ thể ngày càng tăng lên, tụy sẽ phải sản xuất insulin nhiều lên tương ứng dẫn đến chức năng bị suy giảm rối sau đó khả năng sản xuất insulin ở tụy sẽ ngày càng giảm dần.

Nguyên nhân bệnh đái tháo đường type 2

Dựa vào cơ chế phát sinh bệnh đái tháo đường type 2 thì nguyên nhân dẫn tới mắc bệnh đái tháo đường type 2 là do sự phối hợp giữa sự tăng đề kháng insulin và giảm tiết insulin.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

Dưới đây là những đối tượng người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao:
-    Tuổi > 45
-    Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ)
-    Người có người thân (bố, mẹ, anh, chị, em ruột đã mắc bệnh đái tháo đường)
-    Người có tiền sử sản khoa đặc biệt (thai chết lưu, xảy thai, đái tháo đường thai nghén, sinh con to ≥ 4kg)
-    Tăng huyết áp vô căn ( ≥ 140/90 mmHg)
-    Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói
-    Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ
-    Tăng triglyceride (mỡ) máu.
-    Chế độ ăn nhiều chất béo.
-    Uống nhiều rượu
-    Ngồi nhiều
-    Béo phì hoặc thừa cân.

Triệu chứng bệnh đái tháo đường type 2


Những triệu chứng rất rõ rệt như ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều, sút cân bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 thường có những biểu hiện mờ nhạt rất khó xác định.Trong đa số các trường hợp, triệu chứng thường âm ỉ, không rõ ràng. Bệnh có thể xuất hiện từ rất lâu nhưng bệnh nhân lại không thể nhận biết được.

Trường hợp nào phát ra bệnh đái tháo đường type 2

- Xét nghiệm máu trong kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ
- Bệnh nhân nhập viện vì một bệnh lý nào đó được thử đường huyết và tình cờ phát hiện bệnh ĐTĐ típ 2
- Nhiễm trùng da kéo dài, nhiễm trùng lâu ngày dẫn đến đi thử đường huyết thấy tăng cao
- Người nữ bị ngứa vùng âm hộ do nhiễm candida
- Nam đi khám bất lực
Do bệnh đái tháo đường type 2 thường xuất hiện âm ỉ, có những bệnh nhân lúc phát hiện ra thì bệnh đã có những biến chứng của ĐTĐ nên ta phải tầm soát bệnh đái tháo đường type 2.
Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012
no image

Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2

Trong những năm gần đây bệnh tiểu đường gia tăng ở mức báo động, đặc biệt là bệnh tiểu đườngtype 2. Theo thống kê cứ 10 người dân thì có tới 9 người mắc phải tiểu đường type 2. Không giống như tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 hoàn toàn có thể quản lý được nếu như người bệnh biết cách kiểm soát tốt đường huyết của mình. Dưới đây là cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 nhằm giúp người bệnh ổn định đường huyết để phòng ngừa được biến chứng tiểu đường gây ra.
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính dẫn tới mắc các bệnh hiểm nghèo điển hình như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não dễ gây tử vong hàng đầu ở bệnh nhân tiểu đường.

Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 không dùng thuốc

Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2Điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng chế độ ăn uống

Bạn không cần phải thực hiện chế độ an kiêng khem quá mức, bạn nên ăn nhiều thức ăn:
•      Rau tươi
•      Lúa mì nguyên hạt…
Những thức ăn này nhiều dinh dưỡng mà lại ít chất béo và năng lượng. Bạn cũng nên hạn chế thức ăn ngọt và những thức ăn chế biến từ bột, gạo.
Thức ăn có chỉ số đường huyết thấp: có thể rất hữu dụng. Chỉ số đường huyết là chỉ số đánh giá tốc độ thức ăn làm tăng đường trong máu.Thức ăn có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nhanh đường huyết. Những thức ăn giàu chất xơ có chỉ số đường huyết thấp

Điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng chế độ vận động thể dục

Bất cứ ai cũng cần tập thể dục đều đặn và bệnh nhân Đái tháo đường cũng không ngoại lệ. Hỏi ý kiến Bác sỹ trước khi bắt đầu chọn môn thể thao để tập. Sau đó chọn môn thể thao mà bạn yêu thích, như là đi bộ, bơi lội… Quan trọng là tập đều đặn mỗi ngày, nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên bắt đầu tập nhẹ rồi tăng dần cường độ tập.
Nên nhớ rằng, hoạt động thể lực sẽ giúp hạ đường huyết. Kiểm tra đường huyết trước khi tập. Bạn cũng nên ăn nhẹ trước khi tập để tránh hạ đường huyết nếu bạn đang uống thuốc hạ đường huyết hay đang chích insulin.

Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2Cách điều trị tiểu đường type 2 bằng thuốc tây

Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể kiểm soát đường huyết chỉ bằng chế độ ăn và tập thể dục, nhưng nhiều bệnh nhân khác cần uống thuốc hay tiêm insulin để ổn định đường huyết. Uống thuốc nào là do bác sỹ quyết định dựa trên rất nhiều yếu tố để lựa chọn. Có thể phải phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát đường huyết:
•      Thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Thông thường, bệnh nhân mới được chẩn đoán sẽ được kê toa metformin (Glucophage), một thuốc giúp làm gan giảm sản xuất đường. Bác sỹ cũng sẽ khuyên thay đổi lối sống như: giãm cân,hoạt động thể lực nhiều hơn…
Cùng với metformin, những thuốc hạ đường huyết khác có thể được sử dụng để điều trị tiểu đường type 2. Một số thuốc kích thích tuyến tụy tăng sản xuất và phóng thích insulin(nhóm thuốc sulfonyureas). Nhóm acarbose sẽ ức chế men phân giải carbohydrates và làm giảm đường huyết sau ăn.Thêm vào đó, bác sỹ có thể phải kê toa aspirin liều thấp và thuốc hạ huyết áp, giãm lipid máu để giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch.
Insulin: Một số bệnh nhân tiểu đường type 2 cần điều trị bằng insulin. Vì insulin sẽ bị tiêu hóa khi uống nên insulin phải dùng bằng đường tiêm.
Các loại insulin: Insulin có nhiều loại dựa vào thời gian tác dụng của nó, bao gồm:
Insulin tác dụng nhanh,ví dụ: insulin lispro (Humalog), insulin aspart (NovoLog)
Insulin tác dụng trung bình như: Insulin N, Insulin Lent
Insulin tác dụng chậm như: insulin glargine (Lantus) and insulin detemir (Levemir).
Tùy theo mỗi bệnh nhân mà bác sỹ có thể kê toa insulin hỗn hợp để có thể kiểm soát đường huyết cả ngày.

Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 bằng thảo dược

Dưới đây là một số cây thảo dược rất quý để điều trị chữa bệnh tiểu đường type 2 rất hiệu quả
Bạch truật: các hoạt chất atractan A, B và C trong bạch truật có tác dụng hạ đường máu. Bài thuốc gồm bạch truật 12 g, hoàng kỳ 65 g, đảng sâm 25 g, hoài sơn 15 g, phục linh 12 g. Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt điều trị 2 tháng.
Cam thảo đất: hoạt chất amellin trong cam thảo đất có thể làm giảm đường máu và các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type2, khiến cho quá trình giảm nồng độ đường máu và nước tiểu diễn ra dần dần. Nó còn làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở người bệnh nhân và giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.
Câu kỷ: có tác dụng hạ đường máu và ức chế men aldose reductose – men gây tích lũy sorbitol trong tế bào sinh ra biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường như bệnh về võng mạc, thần kinh và thận. Bài thuốc: câu kỷ 12 g, thục địa 20 g, hoài sơn 20 g, thạch hộc 12 g, mẫu đơn bì 12 g, sơn thù 8 g, rễ qua lâu 8 g, sa sâm 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hành tây: có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
Mướp đắng: khi còn xanh, mướp đắng chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây đái tháo đường. Bài thuốc: dùng quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi nắng cho khô, tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 12-20 g, chia làm 2-3 lần, sau bữa ăn, chiêu với nước. Sau khoảng 2 tháng, khi đường máu hạ xuống gần mức bình thường, giảm liều thuốc xuống một nửa và duy trì.
Nhân sâm: có khả năng hạ đường máu và hiệp đồng với thuốc hóa dược. Nếu dùng nhân sâm phối hợp với thuốc hóa dược thì có thể giảm bớt liều thuốc này, thời gian hạ đường máu được kéo dài hơn. Bài thuốc: nhân sâm 15 g, thiên môn 30 g, sơn thù 25 g, câu kỷ 15 g, sinh địa 15 g. Sắc riêng nhân sâm và cô thành 30 ml cao, sắc chung 4 dược liệu còn lại và cô thành 170 ml cao lỏng, trộn lẫn hai cao này. Mỗi lần uống 20 ml, ngày dùng 2-3 lần trước bữa ăn.
Sinh địa: chứa hoạt chất hạ đường máu là các glycosid iridoid A, B, C và D. Nó cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển biến chứng đục thể thủy tinh ở mắt và giảm các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên ở người bệnh.
Các bài thuốc liên quan:
- Sinh địa 800 g, hoàng liên 600 g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, phơi khô rồi lại tẩm, làm như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên, làm thành viên. Mỗi lần uống 10 g, ngày dùng 2-3 lần.
- Sinh địa, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 15 g, sơn thù, trạch tả, ngưu tất, mỗi vị 10 g. Hạt mã đề, mẫu đơn bì, mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày một thang.
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by