Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012
no image

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Trong xã hội hiện nay có rất nhiều các nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Bệnh tiểu đường được chi thành 2 loại: Bệnh tiểu đường tuyp 1 và bệnh tiểu đường tuyp 2

Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 1:

Bệnh tiểu đường tuyp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu. Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường? Như chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong bệnh tiểu đường tuyp 1 thì hệ thống này đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy. Các yếu tố chính của bệnh tiểu đường tuyp 1:
- Tiểu đường loại 1 do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
- Tiểu đường loại 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
- Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuyp 2:

Bệnh tiểu đường tuyp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin. Về cơ bản có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường loại 2:
- Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
- Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
Với bài thuốc nam gia truyền giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường.
Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012
Các phương pháp điều trị và phòng bệnh đau lưng

Các phương pháp điều trị và phòng bệnh đau lưng

Đau lưng nhất là vùng thắt lưng là một bệnh kinh điển của loài người. Đau lưng sẽ đi theo bạn theo năm tháng nếu không có cách điều trị hiệu quả. Vậy có cách nào điều trị bệnh đau lưng không? và làm sao để phòng không bị đau lưng tái phát?

Dấu hiệu đau vùng thắt lưng

Vùng thắt lưng là vùng lưng dưới, bắt đầu từ dưới lồng ngực đến xương chậu. Đây là vùng dễ tổn thương nhất và hầu như tất cả loài người ai cũng từng bị những cơn đau thắt lưng hành hạ. Tuy nhiên những cơn đau thắt lưng thường ngày càng đỡ hơn và luôn có cách điều trị hiệu quả. Dấu hiệu của cơn đau thắt lưng gồm

- Đau lưng cấp tính xảy ra đột ngột, thường sau một chấn thương thể thao hoặc nâng vật nặng.
- Đau âm ỉ vùng 2 bên hông với cảm giác bị đâm, bắn sau lưng.
- Đau đột ngột, cấp tính làm bạn khó khăn khi đi lại hoặc đứng thẳng.
- Đau thắt lưng khó xác định vị trí, đau lan toả đi kèm với co cứng khối cơ chung thắt lưng, đau sâu trong ổ bụng thường do các căn nguyên nội tạng ở trong ổ bụng hoặc trong hố chậu.
- Lúc đầu đau một bên hông sau đó đau lan xuống mông, đùi và cẳng chân
- Đau kiểu rễ lan xuống chân chứng tỏ có chèn ép hoặc tổn thương các rễ thần kinh vùng thắt lưng
- Cơn đau kéo dài hơn ba tháng là đau lưng mãn tính. Nếu cơn đau của bạn không có dấu hiệu giảm trong vòng 3 ngày bạn nên thăm khám ​​bác sĩ.

Khi nào cần đến gặp bác sỹ

Khi gặp những dâu hiệu sau bạn nên đi gặp bác sỹ để thăm khám tình trạng bệnh:
- Cơn đau thắt lưng lan đến chân
- Có cảm giác tê, kim châm hay đau nhói ở chân
- Có cảm giác yếu chân và không thể đứng dậy trên bàn chân
- Mất kiểm soát tiêu tiểu (thường gặp ở các chứng đau lưng nặng)
Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa cột sống hoặc khoa khớp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn.

1. Chăm sóc vùng lưng bị đau:

Khi mang vác vật nặng không đúng tư thế lưng sẽ bị đau do căng cơ, thường sẽ tự phục hồi, nhưng bạn có thể lấy một miếng đệm nóng chườm phần lưng đau hoặc tắm nước ấm có thể làm giảm cơn đau tạm thời. Tuy nhiên đôi khi đau lưng có thể liên quan đến các đĩa đệm bị lồi ra hoặc vỡ. Nếu một đĩa đệm phồng lên hoặc vỡ, ép trên dây thần kinh tọa, cơn đau có thể chạy từ mông xuống một bên chân. Cơn đau này được gọi là đau thần kinh tọa.

Khi bị đau lưng do căng cơ bạn cũng không nên nằm một chỗ quá 1-2 ngày sẽ làm giảm tính linh hoạt của lưng, lưng sẽ càng đau nặng hơn.

2. Tập yoga:

Một phương pháp rất hiệu quả khi chữa đau bệnh đau lưng là tập yoga

Yoga là một phương pháp toàn diện tác động đến toàn bộ cơ thể để chống lại và điều trị đau lưng. Việc cải thiện sức mạnh của toàn bộ cơ thể là rất cần thiết vì đau lưng không chỉ gây ra bởi các vấn đề ở lưng mà còn các bộ phận khác như hông, chân.

Đối với những người mới bị đau lưng và căng cứng cơ lưng hoặc những ai muốn phòng ngừa chúng thì chương trình Yoga cho người mới là một chương trình an toàn và hiệu quả. Còn những người bị đau lưng mạn tính thì nên tham khảo ý kiến các chuyên gia bác sĩ trước khi theo chương trình Yoga nào và cần có sự hướng dẫn, giám sát của các huấn luyện viên Yoga có kinh nghiệm.

3. Xoa bóp quanh cột sống:

Phương pháp xoa bóp cột sống điều trị đau lưng bằng cách tạo áp lực lên bàn tay của họ đến xương và các mô xung quanh vùng lưng dưới. Còn xoa bóp giác hơi các chuyên gia sẽ dùng những chiếc cốc đã được hơ lửa để có thể hút và nâng các mô cơ vùng lưng

Một số chuyên gia khác lại sử dụng bộ chân không: đặt một chiếc cốc lên cơ thể rồi hút hết không khí bằng máy bơm rồi sau đó di chuyển chiếc cốc và thực hiện xoa bóp.

Tuy nhiên phương pháp xoa bóp cột sống chữa đau lưng này không phải ai cũng phù hợp, nó rất hiệu quả với những người bị đau lưng do căng cơ, co cơ nhưng nếu bệnh nhân có khối u nhiễm trùng và gãy xương thì không thể dùng phương pháp này

4. Massage trị liệu

Một số các nghiên cứu cho thấy massage có thể giúp giảm đau lưng mãn tính. Sau 10 tuần, những người massage hàng tuần ít đau và có khả năng đi lại và thực hiện các hoạt động hàng ngày tốt hơn so với những người chỉ chăm sóc kiểu truyền thống. Điều này đúng với mọi kiểu massage và lợi ích kéo dài ít nhất sáu tháng.

5. Châm cứu, bấm huyệt

Châm cứu là một phương pháp điều trị đã xuất hiện khá lâu bắt nguồn từ Trung Quốc, Thuật châm cứu sử dụng một chiếc kim nhỏ đâm vào một số phần của cơ thể để kích thích và điều khiển dòng năng lượng chảy khắp cơ thể.

Nguyên lý của thuật châm cứu là cây kim được sử dụng để tác động vào điểm kinh tuyến của cơ thể, nơi dòng năng lượng chảy qua. Vì thuật châm cứu chủ yếu để giải quyết các cơn đau lưng, rất nhiều bệnh nhân đau lưng rất bất ngờ khi được châm cứu vào phần khác của cơ thể chứ không phải lưng như chân hoặc cổ. Điều này là do năng lượng chảy từ bộ phận khác của cơ thể có tác động mạnh hơn lên các cơn đau lưng.

6. Dùng thuốc

Để giảm đau hoặc cắt đứt cơn đau tạm thời người ta hay dùng thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen, hay naproxen. Đối với cơn đau dữ dội hoặc đau mãn tính, bác sĩ có thể đề nghị thuốc theo toa. Ngoài ra sử dụng các thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng có nguồn gốc thiên nhiên như Artrex cũng là một cách hiệu quả. Nhưng có một lưu ý là các dòng thuốc này rất hại dạ dày và thận, nên những bệnh nhân có tiền sử bệnh đau dạ dày, suy thận thì không được sử dụng các loại thuốc này.

Còn muốn điều trị dứt điểm bệnh đau lưng phải điều trị bằng thuốc Đông y, vì thuốc Đông y đi vào điều trị căn nguyên gây bệnh. Điều trị bằng thuốc Đông y sẽ cho hiệu quả lâu dài, tránh tái phát, nhưng không gây tác dụng phụ với dạ dày và thận.

7. Tiêm vào lưng

Nếu các phương pháp điều trị đơn giản và thuốc không giúp ích, bác sĩ có thể đề nghị tiêm vào lưng. Một lộ trình điều trị vào thứ được gọi là khối rễ thần kinh, nhắm vào các dây thần kinh bị kích thích. Tiêm cho bệnh đau lưng thường chứa thuốc steroid.

8. Vật lý trị liệu

Nếu đau lưng khiến bạn không thể hoạt động trong một thời gian dài, một chương trình phục hồi chức năng có thể giúp bạn tăng cường cơ bắp của bạn và giúp bạn trở lại hoạt động hàng ngày. Vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn các bài tập căng dài cơ thể, các bài tập sức mạnh, bài tập cardio (bài tập thể hình tốt cho tim mạch) cường độ thấp sẽ giúp bạn gọn gàng mà không ảnh hưởng đến lưng.

9. Tập các bài tập giúp tăng cường lưng

Hãy áp dụng những bài tập thể dục phù hợp cho lưng của bạn, có thể dùng các bài tập gấp và kéo dài người. Trong bài tập gấp, bạn cúi về phía trước để căng các cơ bắp của lưng và hông.

Trong bài tập kéo dài, bạn uốn cong lưng về phía sau để phát triển các cơ bắp hỗ trợ cột sống. Một ví dụ là nâng chân trong khi dựa trên phần dạ dày của bạn. Nếu bạn bị đau lưng, hãy nhờ bác sỹ tư vấn dùng các bài tập an toàn cho bạn.

10. Phẫu thuật :

Khi mức độ đau lưng của bạn đã kéo dài trầm trọng, bạn không thể đứng lên đi lại hoặc làm bất kỳ công việc gì ảnh hưởng đến học tập và làm việc thì chỉ còn cách là phẫu thuật. Tùy thuộc vào nguyên nhân đau lưng do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm cột sống dính khớp, hay gai vôi cột sống…bác sỹ sẽ phẫu thuật để phục hồi chức năng lưng này.

Phòng ngừa đau lưng như thế nào?

Không có phương pháp nào chắc chắn bạn sẽ không bị đau lưng khi đến tuổi trung niên. Tuy nhiên ngay từ bây giờ nếu bạn giữ một chế độ ăn uống cũng như luyện tập khoa học thì nguy cơ bị đau lưng của bạn cũng giảm đi đáng kể. Phòng bệnh đau lưng có thể áp dụng các phương pháp sau:

- Duy trì một chế độ tập luyện và ăn uống phù hợp
- Nâng vật nặng bằng chân, không nâng bằng lưng.
- Tránh để tình trạng tăng cân, béo phì
- Hãy chắc chắn rằng vị trí làm việc của bạn không góp phần tạo nên cơn đau cho bạn.
- Duy trì và thực hiện tư thế chính xác nhất là trong nâng, bê, nhặt vật nặng.
- Tránh một cách tối đa các hoạt động ảnh hưởng tới lưng.
- Tập thể dục thường xuyên như bơi lội, đi bộ nên ít nhất cũng đi bộ mỗi ngày.
- Luôn giữ cột sống thẳng, nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nếu cần thiết.
- Không ngồi hoặc đứng quá lâu.

Điều trị đau lưng cần thường xuyên và liên tục mới có thể giúp giải quyết giảm đau lưng một cách hiệu quả, Phòng bệnh đau lưng để không mắc các bệnh xương khớp khác như thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm và cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống để bệnh tránh tái phát sau này. Hãy luôn nhớ rằng ” phòng bệnh hơn chữa bệnh “, nếu bạn may mắn chưa bị đau lưng hoặc cảm thấy mình có nguy cơ bị đau lưng thì tốt nhất là thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng tránh.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012
no image

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường đang trở thành một xu thế của thời đại cùng với sự phát triển của xã hội số lượng người mắc tiểu đường ngay càng gia tăng. Theo thống kê tại Việt Nam có khoảng 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường và ước tính số lượng người mắc ngày càng tăng nếu như chúng ta không biết cách thay đồi ăn uống, lối sống sinh hoạt, tích cực vận động. Chính vì vậy ngoài thực hiện chế ăn uống, vận động hợp lý thì người bệnh phải dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường để giữ đường huyết ổn định.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường có tác dụng giúp hạ đường huyết để phòng ngừa biến chứng. Có 2 loại thuốc điều trị tiểu đường: Thuốc Tây y và thuốc Đông y.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường sử dụng thuốc tây y

Người mắc tiểu đường có thể uống hoặc tiêm các loại thuốc được cung cấp như insulin, thuốc hạ đường huyết. Tuy nhiên việc dùng tây y để điều trị thì người bệnh phải dùng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường sử dụng thuốc Đông y


Ngoài cách điều trị bằng thuốc tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa bệnh bằng thuốc Đông y đôi khi còn hiệu quả hơn thuốc tây rất nhiều mà lại không gây ra bất kỳ một tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh nhân tiểu đường có thể áp dụng một số bài thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường từ hoa dâm bụt, lá ổi hoặc dùng vỏ dưa hấu.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường sử dụng hoa dâm bụt

Hoa dâm bụt là loại hoa có vị ngọt, tính nhạt, thanh nhiệt và lương huyết. Chỉ cần dùng từ 5-7, loại bỏ tạp chất hoặc sấy khô.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường sử dụng lá ổi

Lá ổi có vị ngọt chát, tính bình có tác dụng tiểu viêm chỉ huyết và hạ đường huyết. Cách dùng hái lá thái ngỏ, phơi khô rồi sắc lấy nước uống hàng ngày.
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường sử dụng vỏ dưa hấu

Vỏ dưa hấu có vị ngọt mát, tính hàn, lợi tiểu. Lấy vỏ dưa hấu thái nhỏ rồi phơi khô hoặc sấy khổ rồi sắc lấy nước uống hàng ngày giúp ổn định đường huyết.
Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012
Viêm khớp triệu chứng và điều trị

Viêm khớp triệu chứng và điều trị

Triệu chứng bệnh viêm khớp


Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau trong viêm khớp là giảm cân.

Hệ thống xương khớp của con người tuyệt vời đến mức chưa một người máy nào có thể bắt chước hoàn hảo. Các thao tác, cử chỉ từ nhẹ nhàng đến mạnh mẽ đều có sự tham gia của các ổ khớp. Khi ổ khớp bị viêm, các hoạt động của chúng giảm tầm hoạt động, gây cứng khớp. Biết rõ các tiến trình bệnh lý này giúp chúng ta tìm ra biện pháp phòng ngừa và điều trị hữu hiệu.

Khớp gồm nhiều thành phần khác nhau: sụn khớp, bao hoạt dịch, dây chằng, cơ và gân cơ. Sụn khớp hay đầu xương bị tổn thương sẽ gây tăng ma sát hai đầu xương, dẫn đến tiến trình viêm. Viêm khớp còn do chấn thương, sử dụng quá mức ổ khớp, do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hoá). Hiện tượng viêm từ mức độ vi tế sẽ trở nên thấy được với những triệu chứng: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động. Càng bị đau, bệnh nhân càng có khuynh hướng giới hạn cử động, cơ càng bị co rút dẫn đến cứng khớp; và vòng lẩn quẩn khiến viêm khớp nặng hơn!
Triệu chứng báo hiệu

Đầu tiên là cảm giác đau khi ấn vào khớp. Không thể gập hay duỗi khớp một cách bình thường. Đau khớp tự phát: hoặc đau các khớp lớn như khớp gối, khớp vai, khớp cổ chân... hoặc đau những khớp nhỏ như khớp bàn tay – ngón tay, khớp liên đốt ngón tay... Cơn đau gia tăng khi khớp chịu lực hay gập duỗi. Tiếng lạo xạo, cót két phát ra khi cử động khớp. Yếu cơ quanh ổ khớp.

Để chẩn đoán viêm khớp, phải dựa trên sự thăm khám kỹ lưỡng và đánh giá lâm sàng tỉ mỉ qua tổng hợp các triệu chứng. Các xét nghiệm chuyên biệt giúp sự chẩn đoán chính xác hơn. Hình ảnh X-quang chỉ thấy rõ khi tổn thương quá nặng. Vì thế, chẩn đoán sớm các bệnh lý viêm khớp rất quan trọng. Bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ thông tin về triệu chứng, bệnh sử, tiền căn gia đình, danh sách thuốc đã sử dụng... Người thân đi theo cũng cần cung cấp thêm thông tin bệnh tật và chia sẻ với bệnh nhân những khó khăn về cả tâm lý lẫn thể chất, ghi nhớ lời dặn dò của bác sĩ. Bác sĩ điều trị dựa vào sự khảo sát lâm sàng tỉ mỉ, đánh giá tình trạng khớp, mức độ tổn thương khớp, chẩn đoán loại bệnh lý viêm khớp... từ đó sẽ quyết định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như X-quang, xét nghiệm chuyên biệt cho viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do thống phong, viêm dính cột sống, nhiễm trùng... Cuối cùng, bác sĩ cùng bệnh nhân vạch ra kế hoạch điều trị. Khác với nước ngoài, bệnh nhân nước ta thường để các bác sĩ quyết định hoàn toàn.

Một số loại viêm khớp thường gặp

Có hàng trăm bệnh lý viêm khớp nhưng thường thấy là các loại sau: thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp thiếu nhi, nhiễm trùng khớp do vi trùng sinh mủ, nhiễm trùng khớp do lao...
Thoái hoá khớp: hay viêm khớp thoái hoá có thể ảnh hưởng bất cứ khớp. Tuy nhiên thoái hoá khớp lớn thường gặp hơn, nhất là những khớp chịu lực nhiều như khớp gối, khớp háng và khớp cổ chân. Nguyên nhân: do lạm dụng sức chịu đựng khớp, do chấn thương, lão hoá, mập phì, tật bẩm sinh, bệnh thống phong, tiểu đường, các bệnh lý nội tiết... Đa số thoái hoá khớp không rõ nguyên nhân liên quan đến sự lão hoá. Thoái hoá khớp không ảnh hưởng một cách hệ thống đến cơ thể như các bệnh viêm khớp khác. Triệu chứng thay đổi tuỳ từng bệnh nhân, thường thấy nhất là đau một ổ khớp hay nhiều khớp khi hoạt động quá mức và bớt khi nghỉ ngơi hay tập nhẹ nhàng. Cứng khớp hay giới hạn cử động khớp thường xảy ra vào buổi sáng, bớt khi tập luyện cử động nhẹ nhàng vài lần trong ngày.

Viêm khớp ảnh hưởng đến vài trăm triệu người trên khắp thế giới. Hiểu rõ và sống chung với viêm khớp, nhất là các loại bệnh viêm khớp mạn tính là một thái độ tích cực góp phần gia tăng chất lượng cuộc sống của chính bệnh nhân.

Viêm khớp dạng thấp: là bệnh mạn tính thường thấy ở Việt Nam, số bệnh nhân nữ nhiều gấp hai, ba lần nam giới. Viêm khớp tiến triển chậm dần theo tuổi tác nhưng gây tỷ lệ tàn tật và tử vong cao. Đây là bệnh tự miễn, do cơ thể tiết ra các chất tấn công bao khớp, xâm nhập và phá huỷ ổ khớp. Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp chưa rõ, nhưng yếu tố di truyền được xem có vai trò quan trọng. Tuổi mắc bệnh thường là trung niên nhưng vẫn có thể xảy ra ở tuổi 20 – 30. Nếu không điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng các cơ quan khác một cách có hệ thống. Triệu chứng thường là sưng đau, ấn đau, giới hạn cử động hay cứng khớp. Các khớp thường gặp là bàn – ngón tay, các lóng tay, cổ tay, cổ chân, bàn – ngón chân. Sáng ra bệnh nhân thường có cảm giác cứng, khó cử động bàn – ngón tay hay ngón chân trong nhiều giờ, càng vận động càng bớt cứng. Bệnh nhân cũng thấy tê các đầu ngón tay và ngón chân, nhất là về đêm hay vừa ngủ dậy. Triệu chứng viêm khớp thường có tính đối xứng. Bệnh nhân còn thấy chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ... Diễn biến lâu năm, các biến dạng khớp tiến triển dần do tổn thương nặng xương – sụn; xương kêu lạo xạo khi cử động; xuất hiện các nốt thấp dưới da quanh các khớp chịu lực.

Viêm khớp thiếu nhi: phần lớn nguyên nhân không được biết rõ. Đây không phải là bệnh lây lan, cũng không phải do những yếu tố như thức ăn, chất độc, sinh tố, dị ứng... Cũng không chắc có yếu tố di truyền. Nhiều triệu chứng bệnh giống viêm khớp dạng thấp người lớn. Khi bệnh tiến triển lâu, xương sụn khớp bị tổn thương nặng có thể gây biến dạng khớp, khó cử động và ảnh hưởng lên sự tăng trưởng xương khớp. Một số cháu có triệu chứng một thời gian rồi khỏi hẳn, một số cháu sẽ không khỏi nếu không được chữa trị.

Điều trị

Mục tiêu chính của điều trị là giảm đau, gia tăng tầm độ hoạt động khớp, cải thiện sức chịu lực của khớp và sức cơ quanh ổ khớp, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng gây biến dạng khớp. Mục tiêu đề ra còn tuỳ thuộc yêu cầu của từng bệnh nhân.

Có nhiều chọn lựa trong phương pháp điều trị, hoặc riêng rẽ hoặc phối hợp: điều trị bảo tồn (nằm nghỉ, thuốc men, tập luyện nhẹ nhàng, giảm trọng lượng, vận động trị liệu hay hướng nghiệp trị liệu…), phẫu thuật. Kế hoạch điều trị cần kết hợp các biện pháp khác: thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện toàn diện sức khoẻ, tập luyện hàng ngày; sử dụng thuốc…

Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau trong viêm khớp là giảm cân. Mập quá cơ thể sẽ tăng lực chịu đựng lên các khớp, đặc biệt với những bệnh nhân thoái hoá khớp. Vì vậy cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ trọng lượng lý tưởng, giúp khớp viêm tránh tổn thương thêm. Bỏ thuốc lá cũng là một yêu cầu đối với bệnh nhân viêm khớp. Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ tăng bệnh viêm khớp dạng thấp gấp hai lần người khác.



Tập luyện là một bước quan trọng giúp duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn để có thể “sống chung” với viêm khớp. Cần tôn trọng nguyên tắc “tập không đau”. Các bài tập tuỳ theo từng khớp đau. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ hay kỹ thuật viên phục hồi chức năng về nội dung tập luyện. Chỉ nên tự tập khi đã có sự hướng dẫn và quen với các thao tác tập. Các trợ cụ tập có thể hữu ích dưới sự hướng dẫn chuyên môn.
Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012
no image

Bài thuốc nam gia truyền chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một trong những căn bệnh  được xếp vào hàng nguy hiểm  và đang phổ nhất hiện nay. Theo thống kê của của Liên đoàn phòng chống bệnh đái tháo đường thế giới  số người chết do bệnh đái tháo đường lên đến 4,6 triệu người mỗi năm. Có thể nói đây là một con số đáng báo động, nhưng một thực tế đặt ra có quá nhiều người chưa nhận thức được đầy đủ về căn bệnh chết người này nên tỏ ra khá thờ ơ. Đa phần những người khi mắc phải bệnh tiểu đường (đái tháo đường) sẽ cảm thấy lo lắng, bi quan, buồn chán, thậm chí  tinh thần bị suy sụp hoàn toàn, tác động tiêu cực về mặt tâm lý này sẽ càng làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Trong đông y bệnh này còn gọi là bệnh tiêu khát và trước đây chúng ta chỉ nhìn thấy những biểu hiện của bệnh lý còn khá mơ hồ với những tác hại cùng hậu quả nghiêm trọng do những biến chứng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) gây nên.


Ông bà ta có câu phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, chính vì vậy bất kỳ một ai trong chúng ta đều không nên thờ ơ với căn bệnh nguy hiểm. Để phòng tránh được căn bệnh này chúng ta ngay từ bây giờ có thể tìm hiểu đầy đủ các thông tin về bệnh đái tháo đường trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng: Truyền hình, đài phát thanh, báo chí hay phổ biến và đơn rất nhất là thông qua mạng internet bạn có thể biết bất kỳ một thông tin gì liên quan đến tiểu đường. Để tự trang bị cho mình những kiến thức về phòng và chữa bệnh tiểu đường để mang lại hiệu quả cao nhất.
Theo tây y thì phương pháp điều trị bệnh tiểu đường phổ biến ngoài chế độ ăn uống phù hợp, tập luyện thể dục kết hợp thì hàng ngày người bệnh phải uống thuốc đều đặn thì mới kiểm soát được đường huyết của mình và khi đã mắc phải bệnh này thì người bệnh xác định rõ tâm lý là sẽ phụ thuộc vào thuốc tây cả đời. Đây là một điều lo lắng cho tất cả bệnh nhân, với mong muốn chữa hiệu quả được bệnh tiểu đường nhiều nhà thuốc đông y đã trải qua nghiên cứu và đã tìm ra các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ và điều trị tiểu đường một cách tốt nhất.
Bài thuốc nam gia truyền chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
Tập các bài thể dục + điều trị khoa học đúng cách sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hoàn toàn

Để tìm hiểu sâu hơn về bài thuốc nam chữa hiệu quả bệnh tiểu đường, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường. Để đơn giản hóa quá trình hoạt động của cơ thể chúng ta có hình dung như sau:  Tuyến tụy =>> Insulin =>> Đường (Glucose) =>> Tế bào trong cơ thể =>> Sinh ra năng lượng.
Bài thuốc nam gia truyền chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
Sơ đồ cấu tạo nội tạng của cơ thể
Tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau: Chế độ ăn uống, căng thẳng quá mức, béo phì, di truyền… gây ức chế tuyến tụy làm suy yếu khả năng hoặc không thể sản xuất được Insulin. Lúc này, đường (Glucose) không được đưa vào tế bào mà tích tụ trong máu rồi đào thải qua đường nước tiểu gây nên chứng bệnh tiểu đường.

Phân loại bệnh tiểu đường (đái tháo đường)


Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1 là hiện tượng cơ thể không tự sản xuất insulin do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã tấn công các tế bào trong tuyến tuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống. Đối tượng thường mắc phải là trẻ em đôi khi người lớn cũng mắc phải.

Bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh đái tháo đường phổ biến rất nhiều người mắc phải, khi mắc phải tiểu đường tuýp 2 trong cơ thể vấn sản xuất ra insulin nhưng các tế bào lại không dung đến nó hay gọi hiện tượng kháng lại insulin. Theo thời gian sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao.

Vậy bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có chữa hiệu quả hay không?

Việc phát hiện và điều trị khoa học bệnh tiểu đường phải được tiến hành càng sớm càng tốt thì bệnh nhân càng có cơ hội thoát khỏi những biến chứng đặc biệt với những người mắc phải tiểu đường tuýp 2. Còn đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn có khả năng giảm liều dùng Insulin mỗi ngày, thậm chí có cơ hội phục hồi tuyến tụy hoạt động trở lại. Câu hỏi đặt ra: “Vậy làm sao có thể giúp tuyến tụy phục hồi và có thể sản xuất được Insulin bình thường”. Tin vui cho bệnh nhân tiểu đường là căn bệnh này hoàn toàn có khả năng điều trị hiệu quả.
Với bài thuốc nam gia truyền từ thảo dược tự nhiên của Việt Nam đã giúp cho nhiều bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 điều trị hiệu quả và giảm hẳn liều dùng Insulin cho bệnh nhân tuýp 1. Với phác đồ điều trị khoa học, tùy từng cơ địa người bệnh để đạt hiệu quả điều trị bệnh nhân phải điều trị từ 1 đến 2 tháng. Có nhiều người nghi ngờ về tác dụng của thuốc. Để khách quan, gia đình tôi đã đóng vai trò là bệnh nhân đi điều trị có những cuộc trò chuyện chân thực qua điện thoại với những bệnh nhân đã điều trị, các bạn quan tâm có thể nghe trực tiếp những audio trò chuyện này tại website (Góc trên bên phải của website, chỉ cần click 1 lần vào từng cuộc trò chuyện). Công dụng của bài thuốc sẽ nói lên hiệu quả của chính nó!

Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

1. Bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng theo thực đơn mà nhà thuốc đưa ra. (Thời gian thực hiện từ 1 đến 2 tháng).
2. Bệnh nhân phải cam kết tập những bài tập mà nhà thuốc hướng dẫn hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị. (Thời gian thực hiện từ 1 đến 2 tháng).
3. Sử dụng thang thuốc nam (Được hướng dẫn cụ thể từng trường hợp). Bài thuốc nam giúp cho bệnh nhân ổn định đường huyết để ngăn ngừa những biến chứng, đồng thời giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường.
4. Bệnh nhân tuân thủ lịch kiểm tra chỉ số đường huyết theo đề nghị của nhà thuốc (tùy với từng trường hợp).
5. Trường hợp bệnh nhân ở xa không có điều kiện đến lấy, chúng tôi có thể chuyển phát thuốc, tài liệu hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, bài tập thể dục, lịch theo dõi đường huyết theo đường chuyển phát nhanh.
Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012
Cách chữa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Cách chữa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Cách chữa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Đối với bệnh thoái hóa khớp những người khi mắc phải bệnh này thường rất khó khăn trong việc cử động hay di chuyển. Bệnh thoái hóa khớp là do các khớp bị thoái hóa theo thời gian. Căn bệnh này thường găp ở những người lớn tuổi. Và bệnh này thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới nếu tuổi dưới 50, và gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới nếu độ tuổi trên 50 tuổi.

Thoái hóa khớp là một bệnh phức tạp với đặc điểm chính của bệnh là tổn thương sụn khớp dẫn đến tổn thương toàn bộ cấu trúc khớp. Hiện nay, nguyên nhân chính xác của thoái hóa khớp vẫn chưa được xác định một cách rành mạch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong thời gian qua đã phát hiện một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến thoái hóa khớp. Những yếu tố này có thể chia thành 2 nhóm chính là các yếu tố có thể can thiệp và các yếu tố không thể can thiệp.


1. Yếu tố không thể can thiệp
-Độ tuổi và giới tính. Như đã nói ở trên thì việc thoái hóa do tuổi là không thể tránh khỏi, và tùy từng giới tính ở những thời điểm khác nhau mà bệnh thoái hóa khớp cũng khác nhau.

- Tiền căn gia đình và duy truyền. Thoái hóa khớp là bệnh có liên quan đến tính di truyền.

2. Yếu tố có thể can thiệp được

- Béo phì: Theo các nghiên cứu cho thấy thì béo phì có liên quan mật thiết tới bệnh thoái hóa khớp. Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn những người bình thường. Nếu bệnh nhân mắc bệnh béo phì đang trong thời gian giảm kg thì nó đồng thời cũng giảm nguy cơ tiến triển của bệnh.

- Hormone: Tăng nhanh sau độ tuổi mãn kinh.

- Dinh dưỡng: Tùy vào nồng độ vitamin trong cơ thể người. Người có nồng độ vitamin D, C thấp sẽ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp nhiều hơn người bình thường.

-Nghề nghiệp: các nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng khớp quá mức sẽ gây ra tình trạng thoái hóa khớp. Nông dân có nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn so với những người bình thường.

- Hoạt động thể lực quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp.

3. Phòng bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một quá trình bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, nhưng không phải ai cũng mắc bệnh ở tuổi già. Điều này cho thấy bệnh không phải là quá trình tất yếu của tuổi già, mà hàm ý rằng phòng bệnh đóng vai trò rất quan trọng vì có thể ngăn ngừa và hạn chế các yếu tố thúc đẩy quá trình thoái hóa, làm quá trình này xảy ra chậm hơn, muộn hơn và nhẹ hơn. Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp có thể tập trung vào việc giảm các yếu tố nguy cơ ở trên:

- Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng, tránh dư cân béo phì.

- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày như động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp.

- Cố gắng tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức, tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ, bơi lội và tập dưỡng sinh...

- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.

- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống.

- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối. Đặc biệt bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi.
Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012
no image

Bí mật bài thuốc nam gia truyền Tiêu Khát Thang chữa khỏi Bệnh Tiểu Đường tuýp 1 tuýp 2 tuýp 3

Khám phá bí mật bài thuốc nam Tiêu Khát Thang chữa khỏi Bệnh Tiểu Đường (Đái Tháo Đường) Tuýp 1, Tuýp 2 từ 100% thảo dược nước Việt vì bệnh tiểu đường (đái tháo đường) được coi là một căn bệnh giết người thầm lặng, gây tỉ lệ tử vong cao. Giống như ung thư hay HIV, những nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây ra cho người bệnh không thể hiện rõ ràng và ngay lập tức mà mang tính chất “âm ỉ”, đến khi thấy triệu chứng thì đã quá muộn.

bệnh tiểu đường là gìBệnh tiểu đường (đái tháo đường) là gì ?

Thực ra chứng bệnh này không phải là mới, từ xa xưa bệnh đái tháo đường đã xuất hiện với tên gọi là bệnh tiêu khátĐái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.
Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>> Đường (Glucose) =>> Tế bào trong cơ thể =>> Sinh ra năng lượng.

Phân loại bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Bệnh tiểu đường có hai thể bệnh chính: Bệnh tiểu đường loại 1 do tụy tạng không tiết insulin, và loại 2 do tiết giảm insulin và đề kháng insulin.
1. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1
2. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2
3. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ

Triệu chứng, biểu hiện bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Nguyên nhân bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

tiêu khát thang chữa khỏi bệnh tiểu đườngPhác đồ điều trị bệnh tiểu đường khoa học từ bài thuốc nam Tiêu Khát Thang

1. Nguyên lý điều trị:

Với bệnh nhân mắc chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 tuyến tụy vẫn còn khả năng sản xuất ra Insulin (Nhưng lượng Insulin ít không đủ cho nhu cầu cơ thể). Do đó chắc chắn vẫn còn khả năng cho tuyến tụy sản xuất Insulin như cơ thể của người bình thường. Vấn đề đặt ra là: Làm sao để cho tuyến tụy hoạt động trở lại bình thường?

2. Phương pháp điều trị:

Với phương phác điều trị gồm 3 yếu tố tác động: Bài thuốc gia truyền Tiêu Khát ThangBài tập thể dục chuyên biệt, Chế độ dinh dưỡng.

3. Cơ chế tác động điều trị bệnh tiểu đường:

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2: Khi tuyến tụy vẫn còn khả năng sản xuất Insulin.
Chế độ dinh dưỡng: Giúp cung cấp cho bệnh nhân năng lượng vừa đủ không dư thừa, cơ hội để cho tuyến tụy được nghỉ ngơi, không bị làm việc quá sức.
Bài tập thể dục chuyên biệt: Giúp điều hòa lục phủ ngũ tạng, tăng tính nhạy cảm của Insulin giúp dễ dàng chuyển hóa đường tới tế bào của cơ thể. Ngoài ra chính những bài tập giúp đốt cháy năng lượng dư thừa (một trong những tác nhân gây nên đái tháo đường).
Bài thuốc gia truyền tiêu khát thang: Giúp cho bệnh nhân ổn định đường huyết để ngăn ngừa những biến chứng, đồng thời giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường.
Ngoài ra đối với bệnh tiểu đường tuýp 1 giúp cho bệnh nhân giảm hẳn liều dùng Insulin hàng ngày.

4. Hiệu quả điều trị đái tháo đường:

Với bài thuốc nam gia truyền Tiêu Khát Thang đã mang lại nhiều niềm vui cho những người bệnh. Với phác đồ điều trị khoa học, tùy từng cơ địa người bệnh để đạt hiệu quả điều trị bệnh nhân phải điều trị từ 1 đến 2 tháng. Có những người nghi ngờ về tác dụng của thuốc. Để khách quan, chúng tôi đã đóng vai trò là bệnh nhân đi điều trị có những cuộc trò chuyện chân thực qua điện thoại với những bệnh nhân đã điều trị, các bạn quan tâm có thể nghe trực tiếp những audio trò chuyện này tại website (Góc trên bên phải của website). Công dụng của bài thuốc sẽ nói lên hiệu quả của chính nó!

5. Lịch trình điều trị tiểu đường:

5.1. Bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng theo thực đơn mà nhà thuốc đưa ra. (Thời gian thực hiện từ 1 đến 2 tháng).
5.2. Bệnh nhân phải cam kết tập những bài tập mà nhà thuốc hướng dẫn hàng ngày để đạt hiệu quả điều trị. (Thời gian thực hiện từ 1 đến 2 tháng).
5.3. Sử dụng thang thuốc Tiêu Khát Thang (Được hướng dẫn cụ thể từng trường hợp). Bài thuốc nam giúp cho bệnh nhân ổn định đường huyết để ngăn ngừa những biến chứng, đồng thời giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường.
5.4. Bệnh nhân tuân thủ lịch kiểm tra chỉ số đường huyết theo đề nghị của nhà thuốc (tùy với từng trường hợp).
5.5. Trường hợp bệnh nhân ở xa không có điều kiện đến lấy, chúng tôi có thể chuyển phát thuốc, tài liệu hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, bài tập thể dục, lịch theo dõi đường huyết theo đường chuyển phát nhanh.
Copyright © 2014 All Right Reserved
Designed by